Top 7 món ăn ngon ấn tượng của Việt Nam
Những điều cần biết khi ăn gỏi sứa biển tránh nguy hiểm đến tính mạng / 6 thói quen sau khi ăn nhiều người vẫn làm đang âm thầm "giết chết" hệ tiêu hóa
1. Phở
Phở
Phở bò có lẽ là món ăn quen thuộc nhất đối với du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Với cách chế biến truyền thống, phở bò luôn mang đậm hương vị Việt và để lại ấn tượng đối với khách nước ngoài.
Món ăn cũng được phục vụ ở nhiều nơi có người Việt sinh sống trên khắp thế giới như Anh, Pháp, Mỹ…
2. Cao lầu
Cao lầu |
Đây là một loại mì địa phương với thịt lợn, đặc sản của Hội An, tượng trưng cho nền văn hóa pha trộn liên quan đến tính chất là nơi giao thương, buôn bán của khu đô thị cổ này.
Sợi mì được cán dày gần giống mì Udon của Nhật Bản, há cảo giòn và thịt lợn chế biến gần giống như của Trung Quốc, trong khi cách đun nước dùng và sử dụng rau thơm thì đúng kiểu Việt Nam. Điểm đặc biệt làm nên độ ngon của món ăn này là nước được lấy từ giếng Bá Lễ, một cái giếng cổ ở Hội An.
3. Bún chả
Bún chả |
Phở có thể là món nổi tiếng nhất của ẩm thực Việt nhưng bún chả mới là lựa chọn hàng đầu cho bữa trưa của người dân Hà Nội mỗi ngày. Hãy nhìn vào những đám khói từ quạt chả từ lúc 11 giờ, khi các hàng bún chả nhỏ trên phố bắt đầu nướng thịt sau khi ướp trên than hoa. Món này được dọn nóng hổi ngay sau khi vừa quạt xong, với nước chấm pha chua mặn ngọt từ nước mắm, vài tép tỏi đập dập, đu đủ xanh, với một rổ rau sống và một đĩa bún tươi.
4. Bánh mì
Bánh mì |
Người Pháp có thể mang bánh mì baguette đi khắp thế giới, nhưng người Việt mới là đưa bánh mì lên một tầm khác. Ở mỗi vùng lại có một kiểu khác nhau. Miền Bắc kẹp nhân pate, thịt, mấy sợi su hào, cà rốt ngâm chua và ít rau mùi… Miền Nam kẹp với phomai, thịt nguội, rau diếp xoăn, trứng chiên, xúc xích, rau mùi tươi và ăn kèm với tương ớt.
Bánh mì có thể bày bán ở cả ngoài hè phố lẫn trong các quán ăn sang trọng, và mỗi nơi đều có dấu ấn riêng của đầu bếp.
5. Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng
Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng |
Ẩm thực Hội An rất đa dạng với nhiều đặc sản nổi tiếng, nhưng được biết đến nhiều nhất thì ngoài Cao lầu có lẽ là bánh bao bánh vạc. Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng – cái tên mĩ miều khơi gợi trí tò mò và chinh phục biết bao du khách ghé Hội An.
Được xem là “món bản quyền” của vùng đất phố Hội, khó có thể tìm thấy bánh bao bánh vạc ở nơi nào khác trên Việt Nam và ai đã có dịp thưởng thức đều không dễ quên tên gọi cũng như sự tỉ mỉ, công phu của món ăn đặc sản Hội An này.
Bánh bao bánh vạc là hai loại bánh nhưng luôn gọi đi liền bởi nguyên liệu hay hương vị cũng khá giống nhau và được đặt chung một đĩa, bởi vậy nên tuy là hai loại bánh nhưng chỉ là 1 món ăn.
Nếu như có dịp đến với Hội An, đừng bỏ lỡ món đặc sản bánh bao bánh vạc trong suốt đến mỏng manh thanh tao nhưng cũng rất đậm đà này để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của thành phố cổ kính nhỏ bé nằm bên bờ sông Thu Bồn xinh đẹp của xứ Quảng.
6. Cà phê trứng
Cà phê trứng |
Mảnh đất kinh kỳ có bao món ăn ngon như phở, bún thang, cốm... nhưng nhắc tới thức uống người ta nghĩ ngay tới cà phê trứng Hà Nội. Một loại đồ uống độc đáo có vị thơm ngậy khiến ai cũng phải say mê ngay lần thưởng thức đầu tiên.
Từ lâu, cà phê trứng không còn là cái tên lạ lẫm cho những vị khách khi ghé thăm Hà Nội, ai ai cũng hiếu kỳ muốn thử cà phê trứng. Bởi chỉ riêng Hà Nội mới có cà phê trứng ngon đúng điệu mà không đâu có được.
Để làm ra tách cà phê đặc biệt này cần các nguyên liệu gồm cà phê, trứng gà tươi, sữa, đường. Lòng đỏ trứng đánh bông cùng sữa và đường thành một thứ kem đặc mịn thơm dịu có màu vàng nhạt. Sau đó người ta rót nước cà phê đã được đun nóng vào khiến lớp kem trứng nổi nhẹ bồng bềnh phủ trên miệng tách trông hấp dẫn vô cùng. Trong mỗi cốc cà phê cần dùng 2 lòng đỏ trứng và cà phê bột nguyên chất pha phin có mùi thơm đậm vị cà phê Việt.
7. Bánh xèo
Bánh xèo |
Bánh xèo là một món ăn thuần túy và quen thuộc của người dân Việt Nam. Món bánh nhìn có vẻ đơn giản nhưng kì công này lại rất được lòng bạn bè quốc tế khi ghé thăm, trải nghiệm nền văn hóa, ẩm thực đất nước chúng ta. Bánh xèo cũng được biến tấu tùy theo vùng miền và sở thích vì thế có bánh xèo Miền Trung, bánh xèo miền Tây, bánh khoái (tên gọi khác của bánh xèo ở Huế). Dù ở đâu, món bánh truyền thống này vẫn giữ được sự thơm ngon khó cưỡng đối với thực khách.
Cái tên “Bánh xèo” có nguồn gốc từ đâu? Bắt nguồn từ âm thanh của nó phát ra khi chiên bánh, lúc đổ bột vào chảo sẽ vang lên tiếng “xèo xèo” quen thuộc và từ đó ra đời tên gọi “Bánh xèo”. Có người nói “Bánh xèo miền Trung xuất phát từ Bình Định”, còn “Bánh xèo miền tây bắt nguồn từ người Khmer” hay “Đồng bằng Sông Cửu Long”, nhưng câu trả lời chính xác cho món ăn dân dã này xuất phát từ đâu thì vẫn chưa có lời giải đáp vì ở vùng quê nào Việt Nam cũng có. Tuy nhiên sẽ có hai trường phái “bánh xèo” rõ rệt đó là “bánh xèo nhỏ” ở miền Trung và “bánh xèo to” ở miền Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng mất được 5 năm, người phụ nữ lạ tìm đến muốn tặng tôi căn nhà và tiết lộ bí mật của anh
Đưa bạn trai về ra mắt, mẹ nhất quyết không đồng ý vì nhìn thấy thứ này trên cơ thể người yêu
Dù là người yêu hay là vợ, khôn ngoan thì đừng bao giờ hỏi đàn ông 3 câu này
Cuối tuần (2-3/11) cát tinh soi sáng: 4 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tình duyên khởi sắc
Thứ bảy, ngày 2 tháng 11, ba con giáp may mắn nhất, dễ dàng có được sự giàu có
Vẻ đẹp siêu thực của hot girl kém 12 tuổi được Duy Hưng quyết liệt 'đòi cưới'