Trả lời một câu hỏi, tôi đã vượt qua 'cửa ải 'của bố vợ tương lai khó tính
Biết hoàn cảnh hiện tại của cô giúp việc mà tôi nơm nớp lo sợ / Bỏ con đi lấy chồng, nào ngờ ngày sinh nhật, con bé nói một câu khiến tôi ngậm ngùi, xót xa
Tôi năm nay 28 tuổi, làm việc trong quân đội. Vì tính chất công việc, tôi ít có thời gian dành cho những mối quan hệ xã hội, gia đình. Chuyện tình cảm lại càng khó.
Bạn gái tôi hiện tại là do vợ một đồng nghiệp giới thiệu, rất xinh đẹp và cá tính. Lúc đầu biết nàng con nhà giàu có, là con gái út được bố mẹ cưng chiều, tôi do dự không định tiến tới.
Nghĩ mình mang nghiệp nhà binh, sống ở đơn vị nhiều hơn ở nhà, kinh tế gia đình cũng bình thường, nàng thì được bao bọc, sung sướng đã quen, sợ không chịu được vất vả.
Thế nhưng, "cái duyên, cái số nó vồ lấy nhau", vừa hẹn hò buổi đầu, chúng tôi đã cảm thấy như thương nhau từ lâu. Tình cảm hai người nảy sinh, nhanh chóng trở nên thắm thiết.
Tình yêu của chúng tôi đã kéo dài gần 2 năm trong ngọt ngào. Có lẽ vì ít có thời gian gần nhau nên lần gặp nào cũng đầy yêu thương, lưu luyến. Tuy nhiên, cả hai vẫn chưa ra mắt gia đình hai bên.
Tuần trước, nàng nhắn tin cho tôi bảo cuối tuần này về nhà, đến ra mắt "bố vợ". Đến lúc này cô ấy mới tiết lộ, bố cô ấy không ủng hộ tình cảm của con gái. Bố không muốn con gái làm vợ lính, hạnh phúc hay không chưa rõ, nhưng vất vả và cô đơn thì rõ ràng trước mắt.
Tuy nhiên, vì thấy con gái đã yêu đậm sâu nên bố nàng muốn gặp mặt tôi. Bạn gái tôi tỏ vẻ rất lo lắng, vì cô ấy biết tôi không khéo ăn nói, còn bố cô ấy lại nghiêm khắc và khó tính trong cách nhìn người.
Dù thế nào, tôi nghĩ việc cần làm vẫn phải làm. Đã yêu nhau nghiêm túc, chuyện gặp bố mẹ nàng là không thể tránh.
Hôm đến nhà nàng chơi, trước đó tôi mất ngủ cả đêm. Tôi đã yêu vài cô gái, nhưng đây là người đầu tiên tôi được mời đến nhà gặp phụ huynh. Tôi yêu nàng và không muốn tình yêu của mình sẽ bị ngăn cản vì lý do khách quan nào đó.
Bố mẹ nàng đón tôi bằng thái độ không vồn vã, cũng không lạnh lùng. Họ tỏ ra lịch thiệp như đón một vị khách quý tới nhà. Sau khi hỏi han vài câu, mẹ nàng bảo có chút việc phải làm nên về phòng. Ngay sau đó, nàng cũng nháy mắt nhìn tôi rồi đi theo mẹ.
Tôi hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nàng đang cố tình để tôi ở lại với bố để làm bài "sát hạch". Trong lúc tôi còn chưa biết nên nói gì tiếp theo, bố nàng bảo: "Nghe nói cháu biết đánh cờ tướng. Chú cháu mình chơi vài ván nhé".
Thật may, đàn ông đánh cờ không cần nói nhiều. Khả năng đánh cờ của tôi không tệ, nhưng tôi không phải là đối thủ của chú ấy. Có nhiều lúc, tôi biết chú cố tình nhường tôi vài nước cờ cho tôi đỡ ngại.
Bất ngờ, chú hỏi tôi yêu con gái chú ở điểm gì? Chú chê con gái mình chuyện bếp núc vụng về, cũng không giỏi lấy lòng người khác. Cuối cùng, chú ấy hỏi tôi: "Nếu sau này, cháu lấy vợ về, mẹ chồng - nàng dâu không hòa hợp, cả hai đều yêu cầu cháu lựa chọn, cháu sẽ chọn ai?"
Lúc chú ấy hỏi, tôi biết đây chính là "cửa ải" đầu tiên mình phải vượt qua. Tôi chưa từng nghĩ đến tình huống này. Nếu thật sự phải lựa chọn, quả là khó.
Tôi từ tốn trả lời: "Nếu phải chọn 1 trong 2 thì khó quá. Cháu xin chọn phương án dễ hơn đó là chọn cả hai. Là người ở giữa, cháu sẽ tìm mọi cách để dung hòa hai người.
Nếu không thể dung hòa, cháu sẽ chọn ở riêng. Không sống chung sẽ bớt va chạm, bớt mâu thuẫn. Thật ra, con cái muốn chăm sóc, báo hiếu bố mẹ không nhất thiết phải sống chung".
Chú ấy nhìn tôi cười, đi nước cờ cuối cùng để "kết liễu" tôi: "Chiếu tướng. Lần này chú không nhường nữa nhé".
Lúc đó, tôi không biết chú ấy nói về đánh cờ hay nói về chuyện tình cảm của tôi. Nếu là về đánh cờ, tôi thua tâm phục khẩu phục.
Sau buổi gặp mặt ấy, tôi phải trở về đơn vị. Trước khi về, bố bạn gái tiễn tôi ra tận cửa, bảo lúc nào có thời gian cứ ghé chơi.
Tối hôm ấy, bạn gái gọi điện cho tôi không giấu nổi vui mừng: "Bố em nói, lấy chồng bộ đội xác định là vất vả hơn lấy chồng những ngành nghề khác, nhắm chịu được thì lấy. Đã lấy rồi phải biết thông cảm và thấu hiểu cho chồng, cấm kêu khổ".
Rồi cô ấy hỏi tôi: "Rốt cuộc, anh đã nói gì mà giờ bố em lại về phe anh thế?".
Suốt cả ngày hôm ấy, tôi vui đến nỗi làm gì cũng thấy việc nhẹ như mây. Nghĩ lại câu hỏi của bố vợ tương lai, tôi chợt nhủ thầm: Nếu một người đàn ông phải rơi vào tình huống lựa chọn mẹ hoặc vợ thì thật bất hạnh.
Một người mẹ yêu con, một người vợ yêu chồng chắc chắn sẽ không bắt người mình yêu thương phải lựa chọn tàn nhẫn như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến