Trà và cà phê: Thức uống nào tốt cho sức khoẻ hơn?
Chuyên gia chia sẻ tác dụng của nấm rơm với sức khỏe con người / Bí quyết giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh
Cà phê và trà là hai loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Mặc dù cả hai loại đồ uống đều cung cấp những lợi ích sức khỏe tương tự nhau, nhưng giữa chúng vẫn có một số đặc điểm riêng.
Vậy cà phê và trà, đâu là loại đồ uống tốt cho sức khỏe hơn?
Hàm lượng caffeineCaffeine có trong các loại đồ uống như cà phê và trà. Caffeine có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây hại cho cơ thể con người nếu sử dụng không đúng cách.
Hàm lượng caffeine có thể thay đổi tùy thuộc vào liều lượng pha chế hoặc phương pháp pha chế. Tuy nhiên, với cùng một liều lượng giống nhau, cà phê thường chứa nhiều caffeine hơn trà.
Lượng caffeine được coi là an toàn cho con người là 400mg mỗi ngày. Một tách cà phê (240ml) chứa trung bình 95mg caffeine. Trong khi đó một tách trà đen với kích cỡ tương tự chỉ chứa 47mg caffeine.
Caffeine có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, giúp bạn duy trì sự tỉnh táo cho cơ thể và tăng sức bền khi tập luyện.
Một nghiên cứu trên 48 người cho thấy, những người nạp từ 75 - 150mg caffeine có trí nhớ tốt hơn, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh chóng hơn sơ với nhóm không sử dụng cà phê.
Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng caffeine có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách tăng độ nhạy của cơ thể với insulin. Một đánh giá trên 9 nghiên cứu với 193.473 người tham gia cho thấy thường xuyên uống cà phê làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Hơn nữa, lượng caffeine vừa phải có liên quan đến tác dụng bảo vệ cơ thể và chống lại chứng sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ảnh minh họa.
Chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, từ đó có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của một số bệnh mạn tính.
Cả trà và cà phê đều chứa nhiều chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol, góp phần đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà chứa các chất chống oxy hoá như theaflavin, thearubigin và catechin. Trong khi đó cà phê rất giàu flavonoid và axit chlorogenic (CGA).
Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã phát hiện ra rằng theaflavin và thearubigin có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi và ung thư đại trực tràng.
Mặt khác, các nghiên cứu trong ống nghiệm cũng chỉ ra đặc tính chống ung thư của cà phê. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng CGA trong cà phê hoạt động như một chất ức chế mạnh có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư tiêu hóa và ung thư gan.
Các nghiên cứu ở trên người và các nghiên cứu chuyên sâu đã phân tích nhiều bằng chứng cho thấy cà phê và trà đều có thể bảo vệ cơ thể, giúp phòng ngừa các loại ung thư như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư bàng quang.
Ngoài ra, các chất chống oxy hoá như polyphenol trong cả trà và cà phê có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 74.961 người cho thấy uống 4 tách trà đen (960ml) mỗi ngày có nguy cơ mắc đột quỵ thấp hơn 21% so với những người không uống trà.
Một nghiên cứu khác kéo dài 10 năm trên 34.670 phụ nữ khỏe mạnh cho thấy uống 5 tách cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm 23% nguy cơ đột quỵ so với những người không uống cà phê.
Ảnh minh họa.
Cả cà phê và trà đều có thể đem lại sự tỉnh táo cho cơ thể theo những cách khác nhau.
Cà phê: Caffeine có tác dụng trong việc kích thích các chất dẫn truyền thần kinh là norepinephrine và dopamine giúp não bộ minh mẫn và tỉnh táo hơn. Cà phê có tác động đến cơ thể gần như ngay lập tức. Đây là lý do tại sao nhiều người thích uống một tách cà phê khi họ cần tỉnh táo tức thì.
Trà: Mặc dù trà có hàm lượng caffeinethấp hơn, nhưng trà lại giàu L-theanine, một chất chống oxy hóa mạnh cũng có khả năng kích thích não bộ.
Không giống như caffeine, L-theanine có thể cung cấp tác dụng chống căng thẳng bằng cách tăng sóng alpha trong não, giúp cơ thể bình tĩnh và thư giãn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ L-theanine cùng với caffeine - đều có trong trà - có thể giúp bạn duy trì sự tỉnh táo, tập trung, chú ý và nhạy bén.
Ảnh minh họa.
Caffeine giúp cơ thể tăng cường khả năng đốt cháy calo lên 3 – 13% (đốt cháy thêm 79 - 150 calo) và duy trì tác dụng này trong 3 giờ sau khi uống.
Một nghiên cứu ở 455 người báo cáo rằng những người uống cà phê thường xuyên có lượng mỡ trong cơ thể ít hơn.Một đánh giá dựa trên 12 nghiên cứu cho thấy rằng axit chlorogenic hỗ trợ giảm cân và chuyển hóa chất béo.
Mặt khác, một nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy những người uống trà trong thời gian dài có khả năng duy trì cân nặng tốt hơn. Điều này là do chất caffeine trong trà có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể và đẩy nhanh quá trình tiêu thụ calo.
Trà và cà phê cái nào tốt hơn?Tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể đem lại nhiều tác dụng phụ cho cơ thể, chẳng hạn như suy tim, tăng nhịp tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ cà phê với mức vừa phải vẫn đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Trà và cà phê chứa nhiều các chất chống oxy hóa khác nhau và nếu uống một lượng vừa đủ, chúng đều có thể giúp cơ thể chống lại một số loại bệnh mạn tính, bao gồm cả bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.
Tuy vậy, do cà phê có hàm lượng caffeine cao hơn trà, nên cà phê có thể gây ra tình trạng mất ngủ. Ngoài ra, uống quá nhiều cà phê cũng có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc hoặc gây nghiện.
Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm với caffeine, trà có thể là lựa chọn phù hợp hơn. Trà chứa L-theanine, một axit amin có thể vừa giúp thư giãn tinh thần vừa giúp cơ thể duy trì sự tỉnh táo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường