Trái giác - Quả dại trứ danh của ẩm thực Cà Mau
Thực đơn cơm chiều: Món hấp dẫn cả nhà ai cũng ưa chuộng / Thực đơn cơm chiều: 3 món ngon thích hợp thời tiết se lạnh
Chúng mọc ở đám cỏ hoang ở đô thị, hay những cánh rừng đước nước mặn bạt ngàn ở huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, rừng U Minh Hạ... Trái giác nhiều vô tận, dù cắt bỏ, nhưng chúng vẫn nhanh chóng sinh sôi mọc khắp nơi. Do dễ kết hợp với các loại hải sản địa phương tạo thành món ngon, bởi vậy, những món ăn từ trái giác đều mang đậm nét ẩm thực dân dã, hoang sơ vốn có.
Gắn liền ký ức bao thế hệ của người dân vùng sông nước Cà Mau, những món ăn từ trái giác giờ đây đã được nâng tầm, trở thành đặc sản không thể thiếu trong nhà hàng, thậm chí có mặt trên sàn OCOP và các siêu thị trong nước.
Cá nâu kho trái giác
Trái giác kho cá là đặc sản dùng hàng ngày của người dân miền Tây. Vị chát nhẹ của trái giác không những tạo vị thanh, mà còn khử mất mùi tanh của cá, lẫn trong đó là vị chua đằm, chút ngọt của trái cây, làm cho món cá kho trái giác trở nên đậm đà hơn. Trái giác kho với tất cả loại cá đều ngon, từ cá đồng như: Rô, trê, lòng tong, trê, tra, phi… hay đến các loài biển mặn lợ như: Đối, rô biển, nục...
Nhưng đậm đà khác biệt và ngon nhất, là kho với những loài cá vùng nước lợ có độ đạm cao như cá nâu, cá đối. Trải qua thời gian đúc kết, người sành ăn nhận ra rằng, trái giác đem kho với cá nâu, cá đối mới là cực phẩm, và đã trở thành món bình dân đặc sản như bây giờ.
Để kho đúng kiểu vùng Cà Mau, người ta ướp cá với các gia vị: Muối, nước mắm ngon, nước màu, bột ngọt, hành tím… Ướp chừng 15 phút, sau đó đặt lên bếp, bỏ thêm trái giác theo tỷ lệ vừa ăn vào nồi cá kho. Để lửa nhỏ, cho thêm nước đủ ngập cá và trái giác.
Trái giác được chọn phải già, nhưng chưa chín để chúng có đủ vị chua và ít chát. Cả quá trình kho, lửa phải nhỏ, lật cá để vị trái giác ngấm vào thịt của cá, nhưng cá vẫn không bị nát, như vậy mới đủ ngon. Tùy vào sở thích, khi trái giác chín có thể dầm nát để tăng vị chua. Nêm thêm rau mùi như hành, ngò om…
Món kho trái giác, thường ăn với cơm nóng. Chấm kèm với rau của rừng U Minh như: Bắp chuối (hoa chuối) thái mỏng, đọt choại luộc, hẹ nước, rau muống đồng bóp dấm, hoặc dưa bồn bồn...
Canh chua trái giác
Vùng Cà Mau, món canh chua rất phổ biến trong mỗi bữa cơm. Món này có thể được nấu chua từ khế, mẻ, trái me... Nhưng dễ ăn, bình dân dễ kiếm và ít ngán nhất là món canh chua từ cá nấu với trái giác. Trái giác luôn có khắp nơi. Cộng thêm các loại cá vùng ngọt, lợ, mặn đều có thể nấu món này với trái giác.
Canh chua trái giác có vị thanh, chát nhẹ, hơi ngọt của trái cây nhưng không có mùi tanh của hải sản.
Canh chua trái giác lại là món bình dân, dễ ăn. Nhưng để món được ngon nhất, là cá phải tươi, làm sạch để ráo nước. Lựa trái giác già nhất để chúng đủ tạo độ chua. Cho vào nồi nước nấu trước cho mềm. Dầm cho ra nước chua, nêm nếm vừa ăn, sau đó bỏ cá vào nồi. Mở lửa nhỏ để cá chín từ từ, sau đó bỏ rau.
Rau nêm không thể thiếu là tần dầy lá, ngò gai, quế, ngò om. Các loại rau có thể ăn hợp với món canh chua trái giác thường là những loại có sẵn ở địa phương, như rau muống đồng, bắp chuối, bông súng, rau cần, lục bình, bồn bồn, hẹ nước, đọt choại,…
Ở Cà Mau, người ta thường dùng nhiều loại cá để nấu canh chua trái giác phải kể đến: Cá lóc (cá quả), cá rô, lươn, lịch (giống lươn, chỉ sống vùng mặn lợ), cá nâu, cá đối, cá rúng…
Món này có thể ăn với cơm nóng, cá kho, cá chiên, hay lai rai vài ly rượu đế và nghe ca cổ giữa rừng U Minh.
Rượu trái giác
Rượu trái giác là sản phẩm từng được Hội đồng bình chọn của tỉnh Cà Mau công nhận là 1 trong 9 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014.Rượu trái giác có nồng độ cồn thấp, hậu ngọt, dễ uống, có thể làm món uống khai vị.
Theo kinh nghiệm đông y và dân gian, rượu làm từ trái giác có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau lưng, nhức mỏi và rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Được xem là đặc sản đặc trưng của vùng đất U Minh Hạ Cà Mau.
Rượu trái giác được làm rất công phu, tỷ mỷ. Để có rượu thơm, ngon, vừa uống, các công đoạn phải thật cẩn thận và vệ sinh. Chọn những trái giác chín mọng thì mới cho ra màu rượu đẹp và mùi thơm. Sau khi rửa thật sach, để ráo, trái giác và đường (hoặc đường phèn) được xếp thành từng lớp xen kẽ nhau trong chum, kiệu, khạp bằng sành. Tiếp theo, sẽ đến công đoạn hạ thổ để trái giác và đường lên men tự nhiên thành rượu. Đây là khâu quyết định độ thơm ngon của rượu.
Sau 6 tháng hạ thổ, đem lên chắt lọc rượu trái giác ra một kiệu lớn khác và để lắng chỉ lấy phần rượu trong. Để thưởng thức đầy đủ hương vị của rượu trái giác, du khách nên nếm thử khi ăn cơm. Dùng chung với cá nâu kho trái giác, cá đối nấu canh chua trái giác.
Nhưng để được ngon nhất, hãy nên đến Cà Mau một lần thưởng thức. Ngoài được nếm những món ngon dân dã từ trái giác ở đây, du khách còn sẽ cảm nhận được hương vị đồng quê mà cao cấp, hoang sơ nhưng hiện đại trong ẩm thực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Khoản tiền 5 triệu không cánh mà bay, mẹ chồng gào thét tìm kẻ trộm, nhưng sự thật phơi bày khiến cả nhà sững sờ
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng