Đời sống

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: Bị sếp "đì" không thương tiếc tôi nghỉ việc, nào ngờ lại "tái ngộ" ở công ty mới

Em vừa đăng bài thoát được chị trợ lý trái tính, đã tìm được công việc ưng ý thì vừa hay tin chị ấy sắp qua bên công ty em làm việc các chị ạ.

Mẩu chuyện ngắn đáng suy ngẫm về cuộc sống: Hãy dành 5 phút để đọc, không lãng phí thời gian của bạn đâu / Trong cuộc sống có 5 loại "nhờ vả", dù có thân thiết đến mấy bạn cũng không nên giúp kẻo "rước họa vào thân"

Tục ngữ có câu, "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa". Ở chốn công sở, điều khiến nhân ám ảnh nhất chính là mâu thuẫn với cấp trên. Và cách duy nhất để giải quyết, sống yên thân chính là rời đi, để tạo cho mình một lối thoát và tương lai mới.

Cô nàng công sở có tên T.T.P.H. cũng từng rơi vào hoàn cảnh trái ngang như vậy. Cấp trên không ưa cô, lại luôn tạo khó dễ. Cô chia sẻ, sếp của cô là nữ, chị ta không chỉ độc miệng mà còn khiến cô vướng vào những rắc rối từ đâu đem tới.

Những tưởng sau khi nghỉ việc, đến 1 môi trường mới, cuộc đời cô sẽ êm ấm, với những người đồng nghiệp tốt tính, thân thiện. Thì P.H. nghe tin chị sếp cũ của cô sắp chuyển sang đây làm việc cùng.

Nội dung câu chuyện cụ thể như sau:

Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội

Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội

"Lại là em đây ạ. Em chào các chị.

Em vừa đăng bài thoát được chị trợ lý trái tính, đã tìm được công việc ưng ý thì vừa hay tin chị ấy sắp qua bên công ty em làm việc các chị ạ.

Em uất ức nhìn cơm tối luôn. Em phải làm sao bây giờ ạ?".

Chia sẻ của cô gái đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều cô nàng công sở. Nhiều chị em để lại bình luận:"Thế này đúng là bạn với chị trợ lý đó có duyên rồi, chỉ là duyên gì thì không biết nữa"; "Thôi thì, cứ nghĩ tích cực là công ty mới "đất lành chim đậu" nên ai cũng muốn vào đi. Quan trọng là bây giờ bạn định đối mặt thế nào, chẳng lẽ lại cứ nghỉ việc?".

 

Những cách đối phó với cấp trên không ưa mình mà không cần nghỉ việc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Hỏi đồng nghiệp

 

Nếu chỉ có bạn rơi vào tầm ngắm của sếp mà các đồng nghiệp khác cũng vậy. Đừng lo lắng, vì có lẽ tính sếp xưa nay vẫn thế. Còn nếu không, hãy xin lời khuyên và gợi ý của họ về cách họ đang làm và xem bạn có thể học hỏi gì không.

2. Xem lại bản thân

Ông bà ta có câu: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Hãy nhìn lại thái độ và cách cư xử của bạn với sếp, xem bản thân có tương tác tốt vơi sếp không, có vô tình truyền đi những cảm xúc khiến sếp khó chịu. Nếu có, hãy tìm cách sửa đổi, và "nịnh" sếp nhiều hơn.

3. Nâng cao hiệu quả làm việc

Nếu bạn nghĩ sếp không ưa bạn là do kết quả làm việc của bạn thì cần hành động ngay. Hãy thay đổi tác phong làm việc, nâng cao hiệu suất công việc. Công ty đi lên, tự khắc sếp sẽ nể bạn và không dám xem thường bạn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm