Tránh xa gừng nếu bạn mắc các bệnh sau kẻo "hối không kịp"
Bạn có biết công dụng chữa bệnh từ gừng / Cách làm mực ống hấp hành gừng
Gừng được biết đến như một vũ khí tự nhiên trong trận chiến với sức khỏe con người từ hàng ngàn năm nay. Nó được sử dụng rộng rãi từ chữa bệnh đau dạ dày đến tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, gừng không dành cho tất cả mọi người. Nó có thể phản ứng xấu với một số loại thuốc kê mà một số bệnh nhân sử dụng
Rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh gây ra hậu quả khó lường.
Người đang dùng thuốc chữa bệnh máu đông
Gừng có khả năng gây loãng máu. Vì vậy, bất cứ ai đang được điều trị rối loạn đông máu hoặc chảy máu phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng gừng vì loại củ này có thể gây suy yếu tác dụng của thuốc, làm phá vỡ liều lượng mà bác sĩ đã xác định là tối ưu cho sự phục hồi.
Người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường
Gừng là rất thích hợp với những người có mức độ đường trong máu cao do xu hướng tự nhiên của nó giúp làm giảm nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, đối với những người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường - ví dụ như Metformim hoặc tiêm insulin - có thể làm giảm tác dụng của thuốc theo toa kê đơn của bác sĩ.
Người dùng thuốc điều trị cao huyết áp
Ảnh minh họa
Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, ví dụ các thuốc chẹn kênh canxi như Norvasc, Cardizem và những loại khác tương tự có thể kết hợp với gừng gây giảm nhịptim và huyết áp thấp đến mức nguy hiểm, thậm chí còn có thể dẫn đến các biến chứng y tế, chẳng hạn như gây nhịp tim bất thường. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những điều chỉnh cần thiết theo toa nếu bạn có sử dụng gừng.
Người dễ bị sỏi mật
Bất cứ ai dễ bị sỏi mật nếu sử dụng gừng sẽ thấy tình trạng của mình xấu đi. Sỏi mật có thể hình thành trong túi mật - nơi lưu trữ mật cần thiết để phá vỡ chất béo nằm trong ruột. Gừng có thể làm tăng khối lượng mật sản xuất nếu ăn với số lượng đủ lớn, gây ra tình trạng tắc nghẽn sỏi mật.
Sốt cao không được ăn gừng
Ảnh minh họa
Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Bệnh về gan không nên ăn gừng
Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.
Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.
Người bị say nắng
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng
Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Phụ nữ mang thai
Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai có nên ăn gừng không là một vấn đề gây tranh cãi vì mức độ rủi ro vẫn chưa được xác định rõ rệt. Nhiều người cho rằng gừng có ảnh hưởng đến hormone giới tính của thai nhi, một số khác lo ngại rằng việc sử dụng gừng chống lại tình trạng ốm nghén là không khôn ngoan.
Hơn nữa, gừng được biết đến là thực phẩm gây tăng khả năng chảy máu, do đó nó được khuyến cáo không nên sử dụng khi gần đến ngày sinh. Mặc dù những tuyên bố này chưa được chứng minh thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu đang trong thai kì.
Liều lượng an toàn khi sử dụng
Thực tế, phần lớn mọi người đều hưởng lợi ích từ gừng mà không gặp bất kỳ trục trặc nào. Trung tâm Y tế Maryland nói rằng, đối với những người không thuộc 5 đối tượng trên, có thể tiêu thụ 4gram gừng mỗi ngày; phụ nữ mang thai nên không vượt quá 1 gram mỗi ngày.
Bạn có thể sử dụng gừng tán bột hoặc gừng tươi, chỉ cần nhớ tỉ lệ một thìa gừng tươi tương đương với 1/4 thìa bột gừng.
Không gọt vỏ
Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được
Ảnh minh họa