Đời sống

Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Chườm là một trong những cách giúp trẻ hạ sốt nhanh nhưng không ít mẹ thắc mắc nên chườm nóng hay lạnh khi trẻ bị sốt.

Những người tuyệt đối không nên ăn thịt gà / Mỗi ngày một cốc nước ép cần tây giúp giảm cân đẹp da, chẳng tốn tiền đi spa

Sốt là gì?

Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng lên, nhiệt độ cơ thể bình thường là 98,6 ℉ ( 37 ℃).Nguồn ảnh: Internet

Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng lên, nhiệt độ cơ thể bình thường là 98,6 ℉ ( 37 ℃). Thông thường, nhiệt độ cơ thể trên 100,4 ℉ ( 38 ℃) là sốt. Sốt là quá trình bảo vệ tích cực của cơ thể, sốt vừa phải không phải là điều xấu. Sốt chỉ là một triệu chứng, không phải là một bệnh và không hoàn toàn thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sốt có tác dụng gợi ý cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

Cách phân chia mức độ sốt

Sốt nhẹ: <38>

Sốt vừa phải: 38,1 ℃ ~ 38,9 ℃.

Sốt cao: 39 ℃ ~ 40,9 ℃.

 

Sốt siêu cao: ≥41 ℃.

Nguyên nhân do đâu khiến trẻ bị sốt?

Không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng thường xuyên bị cảm. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến trẻ bị sốt so với người lớn không giống nhau. Sốt không phải là một căn bệnh mà đây chỉ là một triệu chứng do một vài bệnh lý nào đó mà bé đang mắc phải. Một số nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ có thể kể đến là:

Nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân khiến bé bị sốt

Những bệnh lý gây viêm đường hô hấp trên như viêm Amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, do sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh có thể khiến cho trẻ bị sốt. Ngoài ra, một số bệnh lý gây viêm đường hô hấp dưới như viêm tiểu phế quản, viêm phổi cũng là nguyên nhân gây sốt ở trẻ.

 

Bệnh truyền nhiễm

Các bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây bệnh như sởi, cảm cúm, tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sốt virus có thể khiến trẻ bị sốt kèm theo một vài dấu hiệu đặc trưng, chẳng hạn như cảm cúm thường bị ho, sốt nhẹ, sổ mũi; thủy đậu gây sốt, nổi mẩn đỏ khắp người; sốt xuất huyết gây sốt cao lên tới 40 độ, bé có thể lờ đờ hoặc hôn mê nếu không được kịp thời hạ sốt.

Trẻ mọc răng

Trẻ bị sốt do mọc răng thường rơi vào 38 đến 38.5 độ. Nếu như nướu răng bị sưng viêm thì trẻ có thể sẽ sốt cao hơn. Thông thường, thời điểm khi nướu răng bị sưng đỏ và răng sắp nhú ra sẽ gây sốt ở trẻ. Trong trường hợp này, ba mẹ không cần quá lo ngại mà hãy cẩn thận chăm sóc bé, cho bé uống đủ nước, ăn uống đầy đủ, chú ý ăn thức ăn mềm để sau khi răng mọc ra con sẽ hết sốt.

Sốt do tiêm phòng vacxin

 

Do cơ địa nên nhiều bé sau khi tiêm phòng vacxin thường có biểu hiện sốt tuy nhiên không nguy hiểm. Nguyên nhân vì đây là phản ứng của hệ miễn dịch khi có loại kháng sinh mới được đưa vào cơ thể.

Ngoài các nguyên nhân trên, bé có thể bị sốt do nhiều yếu tố khác. Dù cho bị sốt vì lý do nào đi nữa thì ba mẹ cũng cần hạ sốt cho bé trước tiên rồi mới tìm nguyên nhân gây sốt, đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có cách xử lý đúng.

Bé bị sốt nên chườm nóng và chườm lạnh

Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

 

Đầu tiên, nếu muốn biết rõ nên sử dụng phương pháp chườm nào để hạ sốt cho trẻ thì bạn cần phải hiểu rõ về bản chất của cả hai cách chườm, trong đó:

Chườm nóng: Có khả năng làm ấm cơ thể, kích thích sự lưu thông máu huyết, giúp nhiệt độ cơ thể được thoát ra ngoài nhanh chóng.

Chườm lạnh: Làm giảm lưu thông máu, giúp se khít các lỗ chân lông, ngăn không cho nhiệt độ thoát ra ngoài cơ thể.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh, phần lớn những cơn sốt ở trẻ em xuất phát từ việc trẻ bị lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co lại dẫn đến khả năng lưu thông máu giảm.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần sử dụng phương pháp chườm nóng để giúp các lỗ chân lông giãn nở, giúp nhiệt độ được thoát ra bên ngoài.

 

Hướng dẫn cách chườm ấm cho trẻ khi bị sốt

Nước ấm có thể làm trẻ hạ sốt nhanh, giảm nhiệt độ cơ thể từ 1 - 2 độ C. Dưới đây là cách chườm ấm cho trẻ đúng, cha mẹ nhớ đọc kỹ và thực hiện theo.

Chuẩn bị

Nhiệt kế

5 khăn nhỏ có khả năng thấm hút nước tốt

 

Pha chậu nước ấm, có thể kiểm tra độ ấm của nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước và cảm giác ấm như khi tắm em bé là được.

Nới bớt quần áo cho trẻ

Đặt trẻ ở phòng thông thoáng, tránh gió lùa

Tiến hành

Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ

 

Dùng khăn nhúng vào chậu nước, vắt ráo nước và lau toàn thân cho trẻ. Lau chủ yếu ở nách, bẹn, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn thân. Có thể, đặt khăn lên hõm nách, bẹn và trán của trẻ.

Khi khăn bớt ấm, nhúng lại khăn vào chậu nước và lặp lại hành động trên cho đến khi thấy bé mát hơn.

Lưu ý:

Tuyệt đối không chườm lạnh khi trẻ sốt

Nếu nước nguội thì phải pha thêm nước nóng hoặc thay bằng chậu nước ấm khác, kiểm tra nhiệt độ rồi lại lau người cho trẻ.

 

Sau 15 - 30 phút, đo lại thân nhiệt của trẻ, dừng chườm khi nhiệt độ của trẻ < 37,5="" độ="">

Khi chườm, cần chú ý lau nhẹ nhàng, tránh chà xát khiến trẻ đau rát, mẩn đỏ.

Nếu trẻ vẫn không hạ sốt, có thể dùng thuốc hạ sốt. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cho trẻ uống nhiều nước vì sốt cao thường mất nước.

Chườm ấm là cách hạ sốt nhanh và an toàn cho bé nhưng cần thực hiện đúng cách. Sau khi chườm mà nhiệt độ cơ thể bé vẫn cao, tốt nhất nên cho bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm