Trẻ đối mặt với nguy cơ béo phì nếu lạm dụng váng sữa
Cách làm món dưa góp kiểu Hàn, ăn với gì cũng ngon / Những nguy cơ đe dọa đột quỵ
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia, váng sữa thực chất là lớp kem sữa bên trên sữa, có chứa các thành phần tương tự sữa nhưng tỷ lệ giữa các chất chênh lệch cao. Hàm lượng chất béo có trong một hộp váng sữa chiếm 70%, thậm chí lên đến 90%.
Váng sữa là một chế phẩm của sữa, được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa bằng máy ly tâm và cho làm lạnh. Tùy thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng khá giống với sữa, gồm chất béo, chất đạm, chất bột đường, các vitamin và khoáng chất như A, E, B2, B12, C, PP, biotin, beta - carotene… Các axit hữu cơ, canxi cho đến clo, phốt - pho, ma-giê, natri, sắt, kẽm, i-ốt, đồng… nếu có cũng chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể do nằm lại trong phần sữa đã tách kem.
Bác sĩ Hải cho rằng: căn cứ theo các thành phần ghi trên váng sữa có thể thấy đây là sản phẩm mất cân đối về năng lượng khi có nhiều chất béo, ít chất đạm và các dưỡng chất khác, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng. Do đó, nếu lạm dụng các sản phẩm nhiều chất béo và năng lượng như váng sữa cho trẻ đã thừa cân thì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ và các bệnh mạn tính khác. Còn nếu lạm dụng các sản phẩm này thay thế sữa mẹ, trẻ sẽ dễ bị thiếu chất đạm, các vi chất dinh dưỡng… dẫn đến suy dinh dưỡng, hay bị các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin A và khô mắt, thiếu kẽm...
Do đó, váng sữa chỉ nên xem như món ăn phụ để đa dạng bữa ăn của trẻ. Không nhất định ngày nào cũng cho ăn và thay thế sữa. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa. Trung bình, trẻ 6 - 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 - 1 hộp/ngày, trẻ trên một tuổi 1 - 2 hộp/ngày, tùy vào mức độ dung nạp của trẻ.
Đặc biệt, váng sữa tuyệt đối không thay thế được sữa, nhất là sữa mẹ, vì váng sữa không chứa đủ các dưỡng chất như trong sữa mẹ, đặc biệt là chất đạm rất thấp. Không dùng váng sữa cho trẻ dưới 6 tháng, trẻ thừa cân béo phì, trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Do váng sữa rất dễ bị hỏng nên cần bảo quản trong tủ lạnh, nơi có nhiệt độ tương đối ổn định. Sau khi mua, nên sử dụng sớm. Chỉ nên mua váng sữa ở những nơi có uy tín, đủ điều kiện bảo quản. Khi mua cần chú ý hạn sử dụng, thành phần ghi trên hộp.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, để giúp trẻ phát triển cứng cáp, thông minh cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho bú càng lâu càng tốt đến 2 tuổi. Chế độ ăn phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, sử dụng sữa công thức phù hợp độ tuổi. Khi chăm sóc trẻ, các bà mẹ nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, theo dõi chiều cao và cân nặng trẻ đúng số tuổi của mình, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ
Hình minh họa (Ảnh: happyfamilyorganics).