Trẻ dưới 3 tuổi có 3 giai đoạn nhạy cảm, cha mẹ biết để dạy con thông minh hơn
Nguyên nhân và cách khắc phục môi bị cháy nắng / Muốn biết vợ chồng có thể bên nhau đến già hay không, cứ xem 3 điểm sau
Giai đoạn nhạy cảm thị giác
Trẻ sơ sinh từ khi sinh ra đã nhạy cảm với ánh sáng, mắt thích đuổi theo những thứ có màu sáng, thích nhìn sự thay đổi của ánh sáng hoặc sự giao thoa giữa sáng và tối. Trong quá trình này, các tế bào và dây thần kinh thị giác của bé không ngừng được ánh sáng kích thích, rồi dần dần trưởng thành.
Cha mẹ ở giai đoạn này có thể mở rèm cửa vào ban ngày để căn phòng sáng hơn, tắt đèn vào ban đêm khi đi ngủ để các dây thần kinh thị giác được nghỉ ngơi hoàn toàn. Đồng thời, cha mẹ có thể chọn các thẻ xem đen trắng để cho bé xem nhằm kích thích thị giác của bé phát triển. Khi xem TV và điện thoại di động, nên tránh ánh sáng màn hình của bé, đặc biệt chú ý không để bé nghịch điện thoại.
>> Xem thêm: Bữa sáng là thời điểm vàng nuôi dưỡng gan: Thường xuyên ăn sáng bằng 4 món này, gan sẽ ngày càng khỏe
Ảnh minh họa.
Giai đoạn nhạy cảm ở miệng
0-3 tuổi cũng là giai đoạn miệng của bé nhạy cảm, biểu hiện cụ thể là bé thích gặm tay chân, thích cắn đồ chơi, cắn mọi thứ mà bé lấy được. Các bậc phụ huynh thấy dễ thương nhưng cũng đau đầu, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con mình.
>> Xem thêm: Bánh mỳ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được ăn nhiều
Thực tế, cha mẹ không cần quá lo lắng, đây là biểu hiện bình thường trong quá trình lớn lên và phát triển của bé. Bé cảm nhận được cả thế giới và nhận biết mọi thứ qua miệng, đồng thời đó cũng là một quá trình luyện tập miệng và lưỡi của bé.
Ở giai đoạn này, việc cha mẹ phải làm rất đơn giản, đó là rửa sạch tay chân cho bé và tất cả những đồ chơi mà bé có thể tiếp xúc với tay để đảm bảo an toàn vệ sinh và để bé tự tin khám phá.
>> Xem thêm: 4 món ăn sáng giúp da đẹp, dáng thon trẻ hơn tuổi thực
Giai đoạn nhạy cảm của bàn tay
Bé từ 0-3 tuổi thích lấy đồ vật, bao gồm đồ chơi, đất, các loại thức ăn, v.v. Đôi khi bé thích dùng tay cầm một số thứ rất nhỏ, chẳng hạn như mẩu giấy vụn, tóc, v.v. đậy nắp chai, nắp cốc… Nếu không ai làm phiền, bé có thể sẽ chơi một mình trong hàng chục phút, thậm chí cả giờ.
>> Xem thêm: Sáng ăn xôi hay bún, phở là tốt nhất: Chuyên gia chỉ rõ 1 món bổ, rẻ toàn bị quên
Trên thực tế, trẻ đang sử dụng đôi tay của mình để khám phá môi trường xung quanh và hiểu thế giới, đồng thời bé không ngừng rèn luyện khả năng của đôi tay. Việc này cũng kích thích trí não hoạt động, giúp bé trở nên thông minh hơn.
Cha mẹ ở giai đoạn này trước hết phải có nhận thức đúng đắn, không can thiệp, cắt ngang và kiểm soát bản tính thích cầm nắm đồ vật của trẻ. Cha mẹ nên cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu khám phá thế giới của trẻ với tiêu chí đảm bảo an toàn, có thể chuẩn bị đồ chơi hoặc đồ vật làm bằng các chất liệu khác nhau để trẻ khám phá, cầm nắm như đồ chơi bằng cao su, búp bê nhồi bông, thìa, nhựa chậu, v.v.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết