Trẻ em cần uống bao nhiêu nước một ngày?
Sai lầm khi ăn dặm khiến trẻ ngày càng còi cọc / Bị bệnh này cần tránh ăn trứng nếu không sẽ hại thân
Trẻ trong giai đoạn dưới 6 tuổi là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, vì thế nguồn dinh dưỡng cho giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng cho trẻ sau này. Trong đó, nước đóng vai trò quan trọng vì rất nhiều chất dinh dưỡng sau khi tan trong nước mới được phân giải; quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng rất cần đến nước.
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
Uống đủ nước là vô cùng quan trọng với trẻ nhỏ.
Theo thạc sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn sữa bột công thức pha đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên hộp, thì không cần uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ ra nhiều mồ hôi do còi xương, hoặc đi ngoài phân táo bón, thì cho trẻ uống thêm 100-200 ml nước một ngày.
Trẻ 6-12 tháng tuổi
Trẻ em tuổi này có nhu cầu nước khoảng 100 ml trên mỗi kg cân nặng cơ thể, một ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8 kg cần 800 ml nước, nếu bé uống được 600 ml sữa thì cần bổ sung 200 ml nước một ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước rau luộc…
Trẻ trên một tuổi
Trẻ nặng 10 kg cần một lít nước một ngày (kể cả sữa), trẻ nặng hơn 10 kg thì mỗi kg thêm 50 ml nước.
Ước tính lượng nước hàng ngày cho trẻ như sau :
Lượng nước uống (ml) = 1.000 ml + n x 50 (n = số kg của trẻ - 10)
Ví dụ trẻ nặng 13 kg cần: 1.000 ml + (3 x 50 ml) = 1.150 ml. Trường hợp trẻ uống được 500 ml sữa, số nước cần bổ sung là: 1.150 - 500 = 650 ml.
Trẻ từ 10 tuổi trở lên, lượng nước uống bằng người lớn: 2-2,5 lít mỗi ngày.
Bên cạnh đó, lượng nước nên chia đều trong ngày, có thể uống ít vào buổi tối. Không nên đợi khi khát mới uống vì khi đó tế bào đã thiếu nước.
Thạc sĩ Hải cũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng bừa bãi nước khoáng có chứa hàm lượng khoáng cao; các loại nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực... Nước ngọt có ga thường cung cấp calo rỗng nên có thể khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn hoặc gây thừa cân, béo phì.
Một số thời điểm quan trọng trẻ nên uống nước
Tiêu chảy: khi trẻ bị tiêu chảy thì các nguyên tố khoáng bị mất đi, đặc biệt là Natri và Kali do vậy cần bổ sung cho trẻ uống bổ sung nước oresol pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì, vừa bù lại lượng nước mất đi do tiêu chảy và chống thất thoát chất điện giải cho cơ thể.
Khi vào mùa hè: ngoài việc cho trẻ uống nhiều nước ấm còn có thể cho trẻ uống thêm nước đậu xanh, xi-rô mơ và nước dưa hấu… giúp trẻ bổ sung lượng nước được kịp thời, còn có tác dụng tán nhiệt, điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, xi-rô mơ còn là thức uống khai vị cho trẻ, nước dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt. Thời tiết oi bức làm trẻ ra mồ hôi nhiều dễ gây nóng trong người, lúc này có thể cho trẻ uống thêm nước bí đao.
Khi trẻ bị sốt, ho: khi trẻ bị sốt hay ho đều cần bổ sung nước kịp thời cho trẻ. Nước sẽ có tác dụng thanh phế, thanh nhiệt; quả lê hay củ mã thầy nấu chung với nước có tác dụng bồi lại lượng nước, thanh phế, trị ho… Đối với trẻ lớn hơn có thể cho uống nước trái cây ép trong đó có chứa nhiều vitamin sẽ nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời