Đời sống

Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn

Tuy rất bổ dưỡng nhưng trứng vịt lộn không phải là món dành cho mọi đối tượng. Lạm dụng món ăn này sẽ gây ra một số tác động tiêu cực cho sức khỏe.

Tưởng vứt đi nhưng vỏ trứng lại mang tới những lợi ích không ngờ trong việc chăm sóc nhà cửa / Luộc trứng đừng vội thả luôn vào nồi, làm theo cách này vừa không nứt lại không lo sát vỏ

là một trong những món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam... Theo Đông y, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi là một bài thuốc, dùng chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… Trong đó trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Tuy rất bổ dưỡng nhưng đây không phải là món dành cho mọi đối tượng và có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe nếu dùng sai cách hoặc dùng quá nhiều.

Không có lợi cho trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới sình bụng, rối loạn tiêu hóa, rất có hại cho sức khỏe. Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn ½ quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ (1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 quả trứng cút lộn).

Trẻ 5-12 tuổi chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 quả trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1-2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt. Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn có thể dùng 1-2 quả trứng vịt lộn/ngày.

Trứng vịt lộn rất bổ nhưng trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế

Trứng vịt lộn không tốt cho hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của bé dưới 5 tuổi

Không tốt cho người béo

Trứng vịt lộn giàu vitamin A và chứa chất tiền vitamin A. Sử dụng trứng vịt lộn cần phải nạp vào cơ thể lượng dầu mỡ cần thiết để hòa tan nó. Khi đó cơ thể mới hấp thụ được một cách trọn vẹn. Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân, người mập béo nên tránh.

Tăng cholesterol

Nghiên cứu dinh dưỡng hiện đại cũng cho thấy, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…

Như vậy trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng. Do đó ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, gout.

 

Ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ dẫn tới tăng chelesteron trong máu, bệnh tim mạch, gout

Khi ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ phản tác dụng, gây xơ gan, tăng cholesterol trong máu…

Gây vàng da

Ăn nhiều trứng vịt lộn và ăn một cách thường xuyên cũng khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. Do vậy, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Xơ gan

Theo lương y Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam, nhiều trường hợp bị xơ gan, trướng bụng do ăn nhiều trứng, nhất là trứng vịt lộn. Trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng. Đặc biệt, người bị ung nhọt độc ăn vào dễ bị đùn thịt thừa, gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Ngoài ra, trứng vịt lộn nên ăn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được. Khi bồi bổ bằng trứng lộn không nên hút thuốc lá, tránh rượu bia và các chất có cồn; và cũng không nên ăn 2 quả cùng lúc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm