Trị hăm tã cho trẻ bằng cách sử dụng lá trầu
Mẹo làm đẹp không mất tiền chỉ bằng quả sung / Mẹo đơn giản giúp giảm cân để đón Tết
“Thủ phạm” gây hăm tã ở trẻ
Bạn có thể sử dụng lá trầu để trị hăm tã cho bé. |
Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt.
Nguyên nhân gây hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh rất nhiều, nhưng dưới đây là một số “thủ phạm” gây hăm tã phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Da bé bị ẩm ướt: Ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ẩm ướt cho vùng da của bé.
Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu để gây tình trạng hăm tã. Nếu nhiễm khuẩn nặng hơn thì hăm đã chuyển sang dạng viêm da.
Da bé bị chà xát với bỉm: Da bé bị chà xát vào bỉm cũng là một nguyên nhân gây hăm tã, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, da trẻ rất nhạy cảm với hóa chất như hương thơm trong bỉm hay do chất tẩy rửa dùng giặt tã.
Da trẻ sơ sinh mỏng manh nên ít có khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm tã hơn trẻ lớn hơn.
Đồ ăn lạ: Hiện tượng trẻ sơ sinh bị hăm tã do đồ ăn lạ phổ biến nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
Thức ăn mới lạ làm thay đổi thành phần của phân bé khiến cho bé đi đại tiện nhiều hơn bình thường. Vùng da xung quanh hậu môn của bé dễ tấy đỏ và hăm.
Nhiễm nấm: Có trường hợp trẻ hăm tã do nhiễm một loại nấm men hoặc nấm Candida. Nấm Candida rất phổ biến ở trẻ em, có ở mọi nơi trong môi trường. Nó phát triển tốt ở nơi ấm và ẩm, nhất là bên dưới tã lót.
Chữa hăm cho trẻ bằng lá trầu
Không chỉ có lá khế, sử dụng lá trầu để chữa hăm cho trẻ sơ sinh cũng là bài thuốc dân gian được tương truyền vừa an toàn mà có hiệu quả.
Đối với người dân Việt Nam, lá trầu không còn xa lạ gì. Có rất nhiều bệnh được chữa từ lá trầu. Lá trầu không chỉ có hoạt tính kháng sinh mạnh mà còn có tác dụng kháng nấm hiệu quả với nhiều loại nấm khác nhau.
Cách làm: Các mẹ hái lá trầu không, nhớ chọn lá còn xanh mướt, không rập úa, sâu, chọn từ 3 – 4 lá. Sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để được kháng khuẩn. Chuẩn bị nồi đổ đầy 1 lít nước, cho lá trầu vào lút nước và đun sôi.
Cách dùng: Sử dụng một khăn sạch sau đó thấm vào nước trầu không vừa đun sôi, để khăn nguội và thấm ngay lên vùng da bị hăm của bé. Thực hiện 3 – 4 lần và kéo dài 4 ngày chắc chắn tình trạng hăm ở bé sẽ giảm rõ rệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đêm tân hôn, chú rể 27 tuổi sốc nặng khi nhìn diện mạo thật của vợ mới cưới 31 tuổi sau tẩy trang, netizen: Anh đã bị lừa thảm hại
Vào ngày 2/2, 4 con giáp sau đây sẽ thay đổi vận mệnh, rước được thần Tài vào nhà, năm mới nhiều may mắn
Tử vi ngày 2/2/2025 của 12 con giáp: Tuổi Hợi đón lộc lớn, Tuất cần cẩn trọng
Bộ ảnh Tết chuẩn “bà hội đồng” trong nhà cổ 130 năm tuổi của nhóm Gen Z miền Tây
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!
Tại sao người Nhật vẫn nhất quyết ngủ trên sàn vào mùa đông lạnh giá?