Trở về trong đêm khuya với 3 tỷ, tôi nghĩ vợ sẽ rất vui, ngờ đâu cửa nhà vắng tanh
Đêm đầu tân hôn chồng lủi thủi lên phòng thờ thắp 1 nén nhang cho vợ cũ / Bất ngờ về nhà thấy giường xộc xệch, tôi "điếng" người nghe tiếng vợ rên rỉ trong phòng tắm
Vợ chồng tôi đều xuất thân là dân tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp. Thời gian đầu, chúng tôi sống trong căn nhà trọ ngột ngạt, chật hẹp. Mùa hè thì nóng đổ mỡ, mùa đông thì lạnh ngắt, mưa xuống dột tứ phía, ướt cả giường ngủ. Hồi đó, chúng tôi luôn muốn có một căn nhà, nhỏ thôi, miễn là không dột nát và ẩm ướt là được.
Với mục tiêu đặt ra, vợ chồng tôi quyết định kiêng cữ suốt 4 năm ròng. Trong thời gian đó, vợ tôi uống thuốc tránh thai hàng ngày và lao đầu vào công việc. Chúng tôi không chỉ làm ở công ty mà còn nhận hàng về nhà làm. Riêng tôi đi trực đêm ở bệnh viện, nhà hát chỉ để kiếm thêm tiền. Sau 4 năm, cuối cùng vợ chồng tôi cũng mua được căn nhà ở trung tâm thành phố. Không chỉ thế, đó còn là căn nhà rộng rãi, đầy đủ nội thất và tiện nghi. Ai cũng khen chúng tôi giỏi, chỉ là chẳng ai biết, để có căn nhà này, vợ chồng tôi đã phải vất vả, cơ cực đến thế nào.
Có nhà rồi, vợ tôi quyết định sinh con. Nhưng chúng tôi "thả" mãi mà không có bầu. Nhiều đêm, vợ tôi nằm quay mặt vào tường, khóc rưng rức vì quá mệt mỏi trong việc tìm kiếm con. Tôi cũng buồn chán nên càng lao vào công việc với mong muốn kiếm thật nhiều tiền, phòng khi sau này không có con thì còn có tiền mà dưỡng già.
Nhưng sau 3 năm ròng rã, cuối cùng vợ tôi cũng có thai. Gia đình tôi mừng lắm, cứ chúc mừng rồi gửi đồ ăn tẩm bổ mãi. Lúc này, tôi càng có động lực để kiếm tiền: Vì tương lai của con. Sau nhiều năm phấn đấu ở công ty, hiện tại tôi đã lên chức Phó giám đốc nhân sự, lương rất cao. Bù lại, tôi phải thường xuyên đi tuyển nhân sự ở những tỉnh khác, đi công tác liên tục với áp lực công việc rất lớn.
Sau mỗi lần đi công tác về, tôi đều mua quà cho vợ con. Tôi còn mua sẵn đồ sơ sinh, chuẩn bị riêng một phòng ngủ cho con dù con chưa chào đời. Tôi cứ nghĩ mình làm vậy đã hoàn thành trách nhiệm với vợ con rồi. Cho đến khi đêm qua, tôi về nhà rất muộn và mang theo cuốn sổ tiết kiệm 3 tỷ đồng, một con số mà tôi đã phấn đấu suốt mấy năm qua mới có được. Tôi cứ nghĩ khi đưa sổ cho vợ, cô ấy sẽ mừng vui lắm.
Nào ngờ, khi mở cửa nhà, mọi thứ vắng tanh khác thường. Hơn nữa, trên bàn còn có bát mì tôm nở nguội ngắt. Tôi hoảng hốt, sợ hãi vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra, vợ tôi đang mang bầu thì có thể đi đâu vào đêm hôm thế này?
Tôi vội vã mở điện thoại và lặng người khi thấy trong máy có tới 20 cuộc gọi nhỡ của vợ, 12 cuộc gọi nhỡ từ bố vợ và một vài cuộc từ một người hàng xóm. Vội vã gọi lại, tôi điếng người khi nhận được tin, vợ tôi đã chuyển dạ, đang chờ mổ trong bệnh viện vì thai lớn. Nếu không có người hàng xóm chạy qua đưa vợ tôi vào viện kịp thời, không biết sẽ có chuyện gì xảy ra với mẹ con cô ấy.
Tôi chạy như bay xuống viện, liền gặp ánh mắt bực tức của bố vợ. Ông hỏi tôi đã đi đâu, làm gì khi vợ chuyển dạ cũng không biết? Tôi lí nhí giải thích do tắt chuông điện thoại vì có cuộc họp quan trọng, ông vẫn không nguôi tức giận và tuyên bố sau khi vợ tôi sinh xong sẽ đưa cô ấy về quê chăm sóc.
Hiện tại vợ tôi đã sinh xong rồi nhưng vẫn còn giận chồng nên không nói gì với tôi hết. Tôi biết mình sai khi đã lao vào công việc mà quên mất quan tâm vợ mình. Nhưng tôi làm thế cũng vì tương lai của vợ con thôi. Tôi có nên để cô ấy về quê không? Hay năn nỉ vợ ở lại rồi thuê người chăm sóc đây?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?