Đời sống

Trồng cây kim ngân vừa đẹp, vừa đón và giữ tài lộc đầy nhà

Cây kim ngân còn được gọi là cây tiền, cây may mắn hay là cây tài lộc, một trong những loại cây mang lại sự may mắn, thịnh vượng và giàu có cho gia chủ.

10 loại cây cảnh mini lọc không khí cực đỉnh, loại sạch nấm mốc, ai cũng nên trồng 1 chậu trong nhà / Kì lạ 5 loại cây cảnh phong thủy có khả năng chống ung thư

Cây kim ngân còn có tên gọi rất ngộ nghĩnh là cây thắt bím hay bím tóc vì ở giai đoạn cây con, người ta thường trồng chung 3 – 5 cây một chỗ rồi đan thắt vào nhau. Thân cây dẻo dai, bền chắc. Cây có thể cao tối đa hơn 6 mét. Lá xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hoa kim ngân nở từ tháng 4 đến tháng 11, gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và tỏa hương dịu nhẹ. Quả kim ngân có hình trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt rụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Tuy nhiên có thể ở môi trường và điều kiện không phù hợp mà rất hiếm khi thấy kim ngân nở hoa.
Ý nghĩa phong thủy
Tên của loài cây này cũng đã nói lên được ý nghĩa phong thủy về sự giàu có, thịnh vượng, “tiền vào như nước sông Đà” cho gia chủ. Cây kim ngân có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ giúp duy trì sự ổn định, hài hòa cho căn nhà, căn phòng. Nhiều chuyên gia phong thủy còn cho rằng loài cây này có thể cân bằng các nguồn năng lượng, chi phối tài chính của bạn.
Trong cay kim ngan vua dep, vua don va giu tai loc day nha-Hinh-2
Ảnh minh họa.
Số lượng cây kim ngân đặt trong nhà cũng là một trong những yếu tố cần được chú ý. Thông thường người ta trồng 1, 3, 5 cây kim ngân vào trong một chậu theo các ý nghĩa sau:
– Số 1 gọi là trụ thiên mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước, kiên cường và bất khuất.
– Số 3 gọi là tam tài, tam giáo tượng trưng cho thiên, địa, nhân hay người ta có câu là thiên thời địa lợi nhân hòa, cũng có nơi thì quan niệm phong thủy của họ số 3 là tượng trưng cho phước, lộc và thọ
– Số 5 gọi là ngũ phúc, kim ngân thắt bím thường là tết 5 cây lại với nhau mang ý nghĩa phong thủy là phước, lộc, thọ, an, khang.
Công dụng
Chính vì có nhiều lợi ích phong thủy độc đáo như vậy, cây kim ngân được dùng làm quà tặng, trang trí nội thất cho phòng khách, bàn làm việc ,văn phòng, khách sạn…
Ngoài ra, cây còn là một trong những bài thuốc giúp trị chứng mẩn ngứa, dị ứng; Trị cảm sốt, chữa ung nhọt, phế ung, trường ung, họng đau, quai bị, chữa bệnh vảy nến, chữa mụn nhọt...
Cách trồng chăm sóc
Cây kim ngân thường được trồng trực tiếp xuống đất hay trồng trong chậu, đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời và cần tưới nước đầy đủ 1-2 lần/ngày, thích nghi được trong mọi thời tiết nóng, lạnh. Nếu được chăm sóc tốt, cây có thể cao 2 mét.
Nhiệt độ
Duy trì cho cây sống trong môi trường từ 18 độ C đến 26 độ C. Cây có thể sống trong phòng máy lạnh với điều kiện được điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Ánh sáng
Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây trong một thời gian dài. Cây nên được sống ở ngoài trời dưới tán cây để hấp thụ được nhiều ánh sáng tự nhiên và phát triển tốt hơn. Cây vẫn sinh trưởng bình thường nếu đặt trong nhà với ánh sáng của đèn huỳnh quang.
Cây kim ngân ít nhiều có thể chịu được hạn nhưng bạn nên duy trì tưới một lượng nước vừa đủ để nước ngấm hết toàn bộ đất trong chậu, cần tránh tình trạng ngập úng.
Chăm sóc
Để phòng ngừa sâu bệnh, đối với cây đặt trong nhà, bạn nên để ở nơi thoáng, mát, có bóng che. Cho cây tiếp xúc với ánh nắng 1-2 giờ/tuần, thời điểm tốt nhất từ 7 đến 9 giờ sáng để cây phục hồi diệp lục.
Để phòng ngừa khô héo, tránh không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, chăm sóc nơi mát mẻ, không khí trong lành và tránh gió mạnh.
Trong cay kim ngan vua dep, vua don va giu tai loc day nha-Hinh-3
Ảnh minh họa.
Trong thời gian đầu mới trồng cây, bạn nên tránh các tác động mạnh khiến hệ rễ của cây bị tổn thương, chỉ nên cắt bỏ các lá vàng, úa, hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây một lần một tuần.
Theo Phương Phan/Khám phá
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm