Từ tháng 12/2018: Nhiều thay đổi về quyền lợi khám chữa bệnh theo thẻ BHYT
Heo đất “cõng” quất cảnh đón Tết Kỷ Hợi 2019 / Ông chủ tiệm sách nhỏ khiến vị đại gia Sài Gòn "thức tỉnh"
Giải thích về quyền lợi chủ thẻ BHYT, ông Nguyễn Tá Tỉnh cho biết: Trường hợp chủ thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám chữa bệnh khác thì quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh như đi khám chữa bệnh trái tuyến.
Tuy nhiên, Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định các trường hợp chủ thẻ BHYT được hưởng đầy đủ quyền lợi khi khám không đúng tuyến, như: Cấp cứu, đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh, tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.
“Như vậy, để được hưởng đúng đủ quyền lợi BHYT, người tham gia BHYT nên đi khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở đang ký khám chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT” - ông Nguyễn Tá Tỉnh cho biết.
Đối với cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT: Chỉ thanh toán đối với trường hợp khám chữa bệnh không đủ thủ tục tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Ngoại trú tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở; nội trú tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở.
Cũng theo Trưởng ban thực hiện chính sách BHYT, các trường hợp chủ thẻ đi khám chữa bệnh tại cơ sở không ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT hoặc khám chữa bệnh không đủ thủ tục thì sẽ được thanh toán theo tỷ lệ mức lương cơ sở áp dụng cho từng tuyến bệnh viện nơi người bệnh đến khám chữa bệnh, thay vì quy định số tiền cụ thể như hiện nay.
Cụ thể, mức thanh toán đối với cơ sở khám chữa bệnh không ký hợp đồng, như sau: Ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện: tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở; nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở; nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh: Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở; nội trú tại cơ sở khám lương cơ sở.
Thay đổi mức hưởng
Theo ông Nguyễn Tá Tỉnh, Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã bổ sung một số đối tượng tham gia BHYT, quy định tham gia theo hộ gia đình, bỏ quy định giao quỹ khám, chữa bệnh cho cơ sở khám chữa bệnh (kể cả trạm y tế xã).
“Thay vào đó là giao tổng mức thanh toán; sửa đổi và bổ sung một số quy định cụ thể về thanh toán chi phí khám chữa bệnh, quy định cụ thể hơn về hợp đồng khám chữa bệnh BHYT” - ông Nguyễn Tá Tỉnh cho biết.
Về mức hưởng, Nghị định 146/2018/NĐ-CP điều chỉnh tăng mức hưởng BHYT của một số đối tượng: Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, mức hưởng tăng từ 80% lên 100%.
Bên cạnh đó, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT có một số điểm mới, như: Trường hợp người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến xã thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo quy định.
Quy định mới này sẽ tạo điều kiện cho các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân đi lại khó khăn được đi khám, chữa bệnh tại nơi gần chỗ cư trú, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Ngoài ra, chủ thẻ BHYT đang điều trị nội trú, nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng cho đến khi ra viện nhưng tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày thẻ hết hạn sử dụng. Cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ cho người bệnh trong thời gian điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Hé lộ về cuộc sống của vợ người giàu nhất Ấn Độ: Có 600 người giúp việc, giày chỉ đi 1 lần duy nhất
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn