Tư thế đi vệ sinh sai be bét khiến chị em dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
Tư thế ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? / Dân công sở ngồi sai tư thế khiến sức khỏe bị ảnh hưởng lớn
Nhiều chị em vì sợ bẩn khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng nên lựa chọn tư thế nửa ngồi để tránh chạm vào bồn cầu. Tuy vậy, đây là tư thế đi vệ sinh sai cách, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Với nhiều người, đây là giải pháp tạm thời. Tuy nhiên, giải pháp này gây hại nhiều hơn lợi.
Tư thế đi vệ sinh gây nhiễm trùng đường tiết niệu
Khi bạn đi vệ sinh trong tư thế nửa ngồi, các cơ sàn chậu bị căng khoảng 40% và bàng quang của bạn không được thư giãn hoàn toàn. Vì vậy, khi bạn đứng lên, có thể sẽ còn sót lại một chút nước tiểu bên trong. Nước tiểu tồn đọng đó có thể tạo ra vi khuẩn và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn. Phụ nữ là người thường dễ đi vệ sinh theo tư thế này vì dù đại tiện hay tiểu tiện, họ đều cần phải ngồi nên họ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu cao hơn.
Bác sĩ Trương Mỹ Ngọc, thuộc Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đài Loan (Trung Quốc) cũng cho biết trạng thái nửa ngồi cũng sẽ khiến cơ vòng không được thư giãn hoàn toàn. Nếu cơ thể hình thành thói quen đi tiểu ở tư thế nửa ngồi, lâu dần sẽ khiến các cơ bàng quang và cơ vòng bị mất đồng bộ và phối hợp khi đi tiểu. Từ đó sẽ khiến đi tiểu chậm, tiểu ít, nước tiểu tồn đọng nhiều, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi luôn muốn đi tiểu
Vì tư thế nửa ngồi khiến nước tiểu không được thải ra hết và còn sót lại trong bàng quang sẽ khiến bạn có nguy cơ bị rò rỉ nước tiểu không chủ ý khi bạn hắt hơi, nhảy, cười hoặc ho. Nó cũng có thể gây kích ứng bên trong bàng quang, khiến bạn cảm thấy như thể bạn phải đi vệ sinh gấp hoặc thường xuyên hơn so với thực tế.
Bàng quang của bạncó thể yếu đi
Khi bạn đi vệ sinh trong tư thế nửa ngồi, bạn đang không sử dụng các cơ vùng chậu của mình theo cách tự nhiên. Vì vậy, nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh theo cách này rất thường xuyên, theo một cách nào đó, bạn đang rèn luyện cơ bắp của bạn không được thả lỏng và sau nhiều năm, bàng quang của bạn có thể trở nên yếu hơn.
Ngồi xổm hoàn toàn được ưu tiên hơn so với nửa ngồi
Động tác ngồi xổm hoàn toàn là động tác ngồi xuống, gập đầu gối, mông gần như sát đất, gót chân đặt trên đất. Thực hiện động tác ngồi xổm này khi đi vệ sinh thay vì nửa ngồi có thể tốt hơn cho sức khỏe của bạn vì các cơ vùng chậu và bàng quang của bạn được thả lỏng hơn ở tư thế này.
Bác sĩ Trương Mỹ Ngọc gợi ý nếu phụ nữ lo lắng về vấn đề sạch sẽ khi sử dụng vệ sinh công cộng có thể chọn bồn cầu ngồi xổm, hoặc có thể đặt giấy vệ sinh lên nắp bồn cầu. Sau khi được ngăn cách bằng lớp khăn giấy, phụ nữ có thể yên tâm ngồi vệ sinh.
Đâu là tư thế đi vệ sinh chuẩn nhất?
Cơ thắt hậu môn là cơ giúp kiểm soát quá trình bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể bằng cách tạo ra một van ở giữa trực tràng và đại tràng, giúp bạn tự chủ trong việc đi vệ sinh. Nếu bạn ngồi ở tư thế thông thường, các cơ này chỉ được thả lỏng một phần. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi xổm, cơ thắt hậu môn sẽ hoàn toàn được thả lỏng nên sẽ dễ dàng tống các chất thải ra khỏi cơ thể. Đây còn là tư thế tốt khi bạn bị táo bón.
Tuy nhiên hiện nay thiết kế của hầu hết các loại bồn cầu không phù hợp với tư thế ngồi xổm nên bạn có thể kê thêm một chiếc ghế nhỏ khoảng 20cm để dưới chân, giúp nâng cao đầu gối tạo thành dáng ngồi xổm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát