Đời sống

Tự thoát khổ với mâm cơm cữ đạm bạc của mẹ chồng

Khi sinh con không ít nàng dâu rơi nước mắt vì mẹ chồng cho ăn mâm cơm cữ không đủ chất, không quan tâm đúng mực nhưng lại không muốn con dâu về nhà mẹ đẻ khiến nhiều nàng dâu nghĩ ngợi, trầm cảm.

Vì món nợ 1 tỷ, tôi chấp nhận lấy anh để rồi đêm tân hôn bẽ bàng ôm mẹ chồng khóc tới sáng / Mẹ chồng tương lai đề nghị "bầu trước cưới nên rước dâu cửa sau", ai ngờ vừa dứt lời liền bị bà thông gia "vùi dập" bẽ mặt

Than thở về mâm cơm cữ

Vợ chồng Nguyễn Thị Hải (Hà Nam) lấy chồng đã 2 năm. Đầu tiên hai vợ chồng Hải thuê nhà ở thành phố để làm ăn, nhưng khi Hải có bầu thì chồng làm ăn thất bát, lương không đủ thuê nhà, chưa kể sau này có con còn ăn uống, bỉm sữa, thuốc men… nên đành về ở nhà chồng để mỗi tháng dư ra chút tiền.

Hải xác định, ở nhà chồng thì không thoải mái, mẹ chồng vô tâm, bố chồng thì không hợp với con trai, có con dâu ở đó cũng cãi vã với con trai suốt. Cả hai chẳng quan tâm gì đến con dâu đang bầu bí, phó mặc hết việc nhà cho con dâu làm, tới bữa thì về ăn, cuộc sống rất bí bức, ngột ngạt.

Tự thoát khổ với mâm cơm cữ đạm bạc của mẹ chồng - Ảnh 1.

Bữa cơm cữ đơn giản, lại có cà pháo không tốt cho sức khỏe bà đẻ. Ảnh minh họa.

Sắp sinh nên Hải vào mạng tìm hiểu để chuẩn bị cho mình, mới thấy nhiều nàng dâu ca thán:

- Hồi trước mình sinh bé, có bữa chỉ được quả trứng rán với bát canh rau lõng bõng nước, mỡ nồi đầy mà chẳng dám kêu.

- Bữa cơm ăn bình thường mẹ chồng tôi còn nấu rất sơ sài nữa thì làm gì mong có bữa cơm ở cữ ngon.

- Bữa cơm cữ mẹ chồng nấu không cho gia vị, mà mang lọ hạt nêm lên bảo con dâu chấm cho vừa miệng, khiến nàng dâu thà ăn nhạt còn hơn chấm hạt nêm sống, vì khó ăn quá.

Một số chị em còn đăng mâm cơm cữ rất đạm bạc, có chị đăng bát cơm cữ với duy nhất quả trứng rán. Có chị đăng mâm cơm cữ chỉ có bát nước rau và cơm trộn tóp mỡ. Có chị kêu chỉ được ăn canh rau ngót với trứng luộc suốt 1 tháng, tới khi không chịu được phải dậy tự đi chợ, nấu nướng theo ý mình.

 

Tự thoát khổ với mâm cơm cữ đạm bạc của mẹ chồng - Ảnh 2.

Bữa cơm cữ ngon mắt, ngon miệng, đủ dinh dưỡng thì bà đẻ mới có nhiều sữa cho con bú. Ảnh minh họa.

Kiên quyết không để hai mẹ con khổ

Ngày Hải sinh con, mẹ chồng chỉ vào bệnh viện qua loa một lúc, bảo cháu nội khỏe mạnh là tốt, rồi về, kệ mẹ đẻ hỗ trợ.

Khi Hải ở viện về, mâm cơm cữ lúc nào cũng chỉ có cơm trắng, canh rau ngót, thịt nạc rang, trứng luộc… Hải thèm ăn tôm, thịt bò – những món ăn tốt cho co dạ con thì mẹ chồng không mua, khiến Hải phải bảo chồng mua về ăn lén. Hải nghĩ, được mẹ chồng nấu cho ăn là tốt rồi, không nên kêu ca, vì có người còn chả được nấu cho ăn gì.

Nhưng Hải quá mệt mỏi vì mẹ chồng bắt Hải phải chăm con theo cách xưa, những kinh nghiệm bà có không còn phù hợp nữa nên Hải càng ngột ngạt, u uất, mệt mỏi. Suốt 2 tuần ở cữ Hải liên tục bị mẹ chồng chỉ trích. Nhiều lần bê bát cơm cữ mà Hải rơi nước mắt vì nuốt không nổi.

 

Sau 2 tuần được ở cữ, mẹ chồng đã bắt Hải dậy giặt giũ quần áo, tã lót và làm việc nhà. Hải cũng muốn tự đi chợ mua đồ ăn uống hợp với bà đẻ rồi đem về nấu nướng để được ăn uống tử tế.

Tối đó chồng phải tăng ca nên không ăn cơm nhà, Hải nấu cơm xong thì con khóc, vội bê mâm ra rồi bảo bố mẹ chồng ăn trước để vào dỗ con. Mãi Hải mới đặt được con để ra ăn cơm, lúc này bố mẹ chồng đã ăn xong, đang ngồi xem tivi, ăn hoa quả và uống nước.

Hải mở lồng bàn ra, mâm cơm chỉ còn đĩa thịt gà rang toàn cổ cánh, nồi canh khoai chỉ còn vài miếng trong bát nước lõng bõng. Đĩa mướp xào giá lơ thơ với vài miếng lòng gà. Hải rớt nước mắt bưng mâm cơm thừa vào bếp, vừa dọn dẹp vừa nghĩ cách để lần sau không bị thế này nữa.

Rồi Hải lên phòng khách ngồi cùng bố mẹ chồng, rút điện thoại ra gọi hàng ăn gần đó mang vào 2 đùi gà chiên, thêm khoai chiên và nước dừa... Bố mẹ chồng Hải ngạc nhiên, hỏi sao cơm không ăn lại gọi đồ ăn ngoài? Hải mở điện thoại giơ tấm ảnh chụp mâm cơm nói:

- Bố mẹ xem, mâm cơm này đều nghĩ là đồ thừa chứ không phải đồ phần người ăn sau. Con hì hụi nấu nướng nhưng lại được phần mâm cơm thế này.

 

Hải nói xong bố chồng không nói gì, mẹ chồng tức giận, mặt đỏ gay gắt.

Sau khi làm lễ cúng mụ đầy tháng cho con ở nhà nội, Hải xin phép bố mẹ chồng về ngoại ở. Chồng Hải cũng đồng ý vì sợ vợ ở nhà chồng lâu hơn sẽ bị trầm cảm rồi khổ chồng, khổ con. Dù mẹ chồng không cho đi với lý do "đi mấy trăm cây số thì cháu nội sức còn non dễ ốm", nhưng vợ chồng Hải kiên quyết về ngoại nên bà đành phải cho đi với thái độ khó chịu.

Tự thoát khổ với mâm cơm cữ đạm bạc của mẹ chồng - Ảnh 3.

Mâm cơm cữ đủ chất, cả nhà quan tâm chăm sóc thì tinh thần bà đẻ khỏe, nhiều sữa, con phát triển khỏe mạnh. Ảnh minh họa.

Mẹ chồng giận nên mấy tuần chẳng hỏi han dâu, cháu. Khi cháu nội được gần 3 tháng chồng Hải mới thuyết phục được bà đến thăm cháu. Bà gặp con dâu thấy ngạc nhiên vì Hải béo trắng, vui tươi, khác hẳn vẻ nhàu nhĩ, buồn bã khi ở nhà chồng.

Khi mẹ đẻ Hải mang mâm cơm cữ lên, mẹ chồng thấy có đĩa tôm bóc vỏ rim đỏ au, gà tần thơm phức mùi thuốc bắc, rau củ luộc, hoa quả tráng miệng bày biện ngon mắt… mặt mẹ chồng đã tái đi. Lại thấy mẹ đẻ Hải bế cháu gái lên nựng: "Bà thông gia với tôi ăn cơm sau nhé, giờ tôi ru cháu ngủ cho mẹ nó ăn cơm trước còn nghỉ cho có sữa".

 

Sự chăm sóc con cháu của mẹ đẻ làm mẹ chồng thấy ngại ngần… Được cái khi ra về mẹ chồng đã có lời "nhờ chị thông gia chăm sóc dâu cháu, cháu bà nội, tội bà ngoại". Từ đó mẹ chồng còn thường xuyên gọi điện hỏi han, còn bảo cứ ở nhà ngoại cho thoải mái, lúc nào cho cháu lên với ông bà nội cũng được.

Hải chia sẻ, ngày nay có mạng, có điện thoại thông minh nên phụ nữ chỉ cần tìm đọc là nâng cao kiến thức để có ứng xử phù hợp, không phải khổ sở chịu đựng ăn uống đạm bạc như nhiều nàng dâu khác để rồi sản hậu, lâu hồi phục. Hải đọc được các bài bác sĩ dinh dưỡng tư vấn ăn cơm cữ cần đảm bảo thực phẩm tươi, ăn uống nóng, và ngon miệng. Thức ăn cho thêm gừng, nghệ, sả và cần nấu chín… Tránh ăn các món lạnh để không bị lạnh bụng mẹ, tiêu chảy con. Hải còn biết ăn nhiều hoa quả tính lành như đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa… Nhờ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các món lợi sữa và uống nhiều nước nên Hải có đủ sữa cho con bú, mẹ nhanh hồi phục sau sinh, con khỏe mạnh.

Quan trọng là Hải kịp thời về ngoại để có tinh thần thoải mái, được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, ngủ đủ giấc nên có sức để chăm con sơ sinh. Nhưng để làm được như Hải thì phụ nữ cần làm chủ kinh tế để khi sinh nở chủ động chi tiêu, ăn uống, bỉm sữa… cho con và cho mình.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm