Áp dụng ngay cách đơn giản dưới đây để món ăn của bạn ngon như vừa mới nấu các bạn nhé.
Cách đun nóng lại
thức ăn thừa dưới đây sẽ giúp món ăn thơm ngon như vừa mới nấu:
Món súp, canh hoặc món hầm
- Đối với các loại thức ăn dạng lỏng thì cách khá quen thuộc và đơn giản nhưng cũng rất dễ mắc lỗi đó chính là bỏ vào nồi và bắt lên bếp. Nhưng một thói quen xấu của chúng ta là thường hay để lửa lớn hết công suất để chúng mau sôi như vậy các thành phần trong thức ăn sẽ bị vỡ nát kèm theo sẽ có bong bóng và chính những bong bóng nước này sẽ khiến thức ăn bị thiu nhanh hơn.
- Thêm một lưu ý nữa trong quá trình hâm nên cho một ít nước vào để thức ăn không bị đặc (cháo), hoặc quá mặn do nước sắc xuống.
Cơm nguội, xôi
- Khi nói đến cách hâm cơm hoặc xôi thì chúng ta nghĩ ngay đến lò vi sóng, đơn giản vì vừa giúp tiết kiệm thời gian và thức sẽ nóng như mới. Chỉ cần cho cơm hoặc xôi vào vật chứa bằng thủy tinh hay sành sứ sau đó rưới một ít nước lên bề mặt rồi bỏ vào lò, chỉnh công suất 800W và hẹn giờ từ 2 - 3 phút là sẽ có cơm nóng sẵn sàng phục vụ.
Đối với gà nướng, bít tết, sườn nướng
- Cách nhanh nhất là áp chảo sẽ giúp nóng cả trong lẫn ngoài miếng thịt tránh bật lửa to vì sẽ khiến bề mặt bên ngoài cháy mà bên trong vẫn nguội. Cách làm chỉ cần cho ít dầu vào chảo bật lửa vừa, mỗi mặt áp chảo từ 1-2 phút cho đến khi hơi cháy xém là được.
- Nếu thích áp chảo thì bạn cũng có thể cho vào lò nướng và chỉnh ở nhiệt độ 90-120 độ C trong 15-20 phút giúp miếng thịt đủ ấm.
Các món cá
- Có thể nói trong tất cả các loại thực phẩm thì cá là món khó xử lý nhất, nếu không làm đúng cách da cá sẽ bị khô và cứng hoặc tanh. Để món cá ngon lại như ban đầu thì chỉ cần bọc cá trong một tờ giấy bạc rưới một ít nước hoặc dầu ăn để tạo độ ẩm, sau đó cho vào lò nướng ở nhiệt độ 120 độ C từ 20 - 30 phút.
- Hoặc nếu không có lò nướng thì bạn cũng có thể áp chảo với lửa vừa, áp chảo mỗi mặt khoảng từ 2 - 3 phút sẽ giúp da cá giòn hơn.
Cách bảo quản thức ăn thừa:
- Sau khi thức ăn thừa đã nguội hãy dùng màng bảo quản thực phẩm hoặc hộp chuyên dụng đậy kín và cho ngay vào tủ lạnh. Lưu ý phải để thức ăn thật nguội rồi mới được cho vào tủ lạnh vì khi thức ăn còn nóng đột ngột cho vào môi trường nhiệt độ thấp, sẽ bị ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc. Thức ăn thừa khác nhau cần phải bỏ riêng để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
- Thực phẩm khi cất giữ trong
tủ lạnh nên chia thành các lượng vừa đủ cho một lần dùng. Khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay không được lấy ra rồi lại đưa vào bảo quản tiếp.
- Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C.
- Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt. Nếu để càng lâu, một loại vi khuẩn cơ hội là Listeria, sẽ phát triển, đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4 độ C.
Theo Khỏe & Đẹp