Đời sống

Ung thư da và thói lạm dụng kem chống nắng

Ung thư hắc tố là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Dù đây là dạng ung thư da rất hiếm gặp nhưng số ca mắc bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.

5 thực phẩm khiến trẻ béo phì thừa cân, dậy thì sớm / Thời điểm nên và không nên uống nước dừa giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thai nhi “lớn nhanh như thổi”

Kể từ đầu thập niên 1990, tỷ lệ ung thư hắc tố ở Anh đã tăng lên trong mọi nhóm tuổi và các loại ung thư da khác cũng cao hơn. Chỉ riêng tại Mỹ, con số các trường hợp ung thư da không phải hắc tố đã tăng khoảng 77% trong hai thập niên qua.

Tiếp xúc với tia cực tím (UV) là nguyên nhân chính gây ra các dạng ung thư da thường gặp nhất. Và một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa ung thư thường vẫn là sử dụng kem chống nắng.

Bộ lọc kép

Richard Weller, chuyên gia da liễu Đại học Edinburgh, ghi nhận: "Bất kỳ cuộc thảo luận nào về kem chống nắng cũng cần phải được bắt đầu với việc thừa nhận rằng có những bằng chứng thuyết phục cho thấy kem chống nắng ngăn ngừa được ung thư da". Đây là lý do vì sao mà tuy tỷ lệ ung thư da đang tăng ở một số nước, nhưng lại giảm ở những quốc gia khác - đặc biệt là ở những nước chú trọng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng.

Chúng ta thường có xu hướng phơi nắng lâu hơn khi đã bôi kem chống nắng, đây có thể là một lý do khiến tỷ lệ ung thư da tăng lên.

Adele Green, nhà khoa học nữ thuộc nhóm nghiên cứu ung thư và cộng đồng Viện Nghiên cứu Y tế QIMR Berghofer ở Australia, chia sẻ: "Tỷ lệ ung thư da đang tăng trong các nhóm người cao tuổi - do da của họ đã bị tổn thương từ hàng chục năm trước, hồi họ còn trẻ, chứ gần đây mọi thứ đã tiên tiến hơn, có kem chống nắng bảo vệ da. Các quốc gia có tỷ lệ ung thư da giảm thì đã có những khoản đầu tư mạnh mẽ nhất vào việc nâng cao nhận thức về căn bệnh này, như New Zealand, Đan Mạch, Mỹ và Australia".

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu vẫn bày tỏ quan ngại rằng, mặc dù là vũ khí quan trọng không thể chối cãi trong cuộc chiến chống ung thư da, nhưng công thức làm kem chống nắng có lẽ cần được cải thiện để bao gồm các thành phần nguyên liệu an toàn hơn - và, tệ hại hơn cả là có một số loại kem chống nắng có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Đầu năm 2019, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) - cùng với Ủy ban Châu Âu (EC) là 2 cơ quan quản lý toàn cầu về thành phần kem chống nắng trên toàn thế giới - đã loại bỏ 14 trong số 16 hóa chất có trong kem chống nắng khỏi GRASE (danh mục các chất thường được công nhận là an toàn và hiệu quả).

Có hai loại bộ lọc UV được sử dụng cho kem chống nắng. Sử dụng phổ biến nhất là các chất lọc hữu cơ, vốn có khả năng hấp thụ tia cực tím và chuyển đổi chúng thành bức xạ an toàn hơn. Các chất lọc vô cơ như titan dioxide và oxit kẽm - được thừa nhận rộng rãi là an toàn - thì phản xạ và phân tán tia cực tím ra khỏi da.

Các loại kem chống nắng được sử dụng phổ biến nhất là các chất lọc hữu cơ, hấp thụ bức xạ UV và chuyển đổi thành một loại bức xạ an toàn hơn.

Từ lâu nay ta đã biết rằng một số chất lọc hữu cơ thẩm thấu được qua da rồi ngấm vào máu. Điều này tự thân nó không có nghĩa là kem chống nắng là không an toàn, nhưng buộc chúng ta phải quan tâm đến các tác động bất lợi tiềm tàng của chất lọc UV phổ biến nhất trên toàn thế giới: chất oxybenzone.

 

"Chúng ta chưa biết gì nhiều về tác động của việc tiếp xúc có hệ thống đối với những hoạt chất hoạt động tích cực nhất trong kem chống nắng" - FDA viết trong bản phúc trình đề cập đến những tác động khi có lượng lớn kem chống nắng được thẩm thấu qua da, ngấm vào cơ thể.

Các nhà khoa học của FDA tập trung nghiên cứu vào 4 thành phần nguyên liệu được sử dụng trong kem chống nắng ngấm được qua da, trong đó có oxybenzone, và kết luận rằng việc hấp thụ kem chống nắng vào cơ thể có lẽ không còn chỉ là mối quan ngại trên lý thuyết. Tuy nhiên, việc thử nghiệm mới chỉ được tiến hành ở quy mô rất rất nhỏ - trên 24 người.

Kết quả thử nghiệm trên chuột

Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên chuột phát hiện ra rằng một số chất lọc UV hữu cơ, trong đó có oxybenzone, cũng như các thành phần có chứa paraben và phthalate vốn có ngay cả trong các loại kem chống nắng sử dụng bộ lọc UV vô cơ, bị nghi là gây rối loạn nội tiết: các hóa chất ngấm vào cơ thể và ảnh hưởng đến hormone của chúng ta. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu trên con người nào củng cố cho kết quả này.

Một phụ nữ phải bôi kem chống nắng hàng ngày trong vòng từ 34 đến 277 năm thì mới đạt đến lượng oxybenzone tương tự được sử dụng cho chuột trong một nghiên cứu.

Laura Vandenberg, phó giáo sư Trường Khoa học Sức khỏe Cộng đồng và Y tế Đại học Massachusetts Amherst (UMass Amherts), nói rằng hầu hết các chất gây rối loạn nội tiết đều ảnh hưởng đến thai nhi và bào thai nam. Cụ thể là việc tiếp xúc nhiều với phthalate được chứng minh là gây rối loạn sự phát triển của bộ phận sinh dục nam. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản sau này trong cuộc sống, chẳng hạn như gây giảm số lượng tinh trùng hoặc tăng nguy cơ ung thư tinh hoàn.

 

Tuy nhiên, tác hại này chỉ xảy ra trong các trường hợp sử dụng liều dùng rất cao. Những hợp chất này không chỉ có trong kem chống nắng. Phthalate cũng có thể được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm khác, trong đó có một số loại xà phòng, dầu gội đầu, sơn móng tay và keo xịt tóc, còn paraben có trong nhiều sản phẩm chăm sóc tóc và đồ mỹ phẩm trang điểm.

Trong khi đó, Vandenberg qua quá trình nghiên cứu của mình nhận thấy rằng oxybenzone có thể ảnh hưởng đến kích thước tuyến vú ở chuột cái. Oxybenzone cũng được phát hiện có trong sữa chuột cái. Điều đó có nghĩa là nó cũng có thể ngấm được vào mô vú, Vandenberg nói, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, chức năng sinh sản và sức khỏe của chuột cái.

Tuy nhiên, chúng ta cần luôn luôn hết sức thận trọng khi liên hệ các kết quả nghiên cứu trên chuột vào con người - David Leffell, giáo sư da liễu và phẫu thuật Trường Y Đại học Yale, người không tham gia vào nghiên cứu trên, nói. Các nhà phê bình khoa học cũng cho biết, nghiên cứu cho thấy tác dụng phụ của chất lọc UV đối với loài gặm nhấm chỉ xuất hiện khi chúng được cho dùng liều dùng cao hơn nhiều so với liều lượng sử dụng ở con người.

Chẳng hạn như hồi năm 2011, một nhóm các nhà nghiên cứu đăng bài trên tạp chí Environmental Health Perspectives đã giải thích về kết quả một nghiên cứu từ năm 2001.

Trong nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu quan sát thấy việc cho chuột con ăn oxybenzone khiến tử cung của chúng tăng kích thước lên 23%.

 

Các nhà nghiên cứu thực hiện việc tìm hiểu hồi 2011 tính toán rằng để đạt đến lượng oxybenzone tích lũy tương đương như đã thí nghiệm trên chuột, một phụ nữ vóc dáng trung bình ở Mỹ sẽ phải bôi kem chống nắng hàng ngày trong khoảng từ 34 đến 277 năm, tùy thuộc vào số lần họ bôi kem chống nắng mỗi ngày. Ngay cả như vậy thì một số nghiên cứu vẫn cho kết quả rằng các chất lọc UV hữu cơ cũng có thể ảnh hưởng đến con người.

Một nghiên cứu gần đây đã nêu ra ý kiến liệu các chất lọc UV loại benzophenone với nồng độ cao hơn bình thường có thể làm giảm cơ hội thụ thai hay không.

Trong một công trình thực hiện từ năm 2015, các nhà nghiên cứu đã theo dõi trên 500 cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai và phát hiện ra rằng các ông chồng có nồng độ chất lọc UV loại benzophenone cao hơn bình thường thì khả năng người vợ thụ thai trong mỗi kỳ rụng trứng sẽ thấp hơn 30%. "Chỉ cần những thay đổi nhỏ về chất lượng tinh dịch đã làm giảm cơ hội thụ thai" - tác giả của nghiên cứu Germaine Louis, giáo sư về sức khỏe cộng đồng và toàn cầu Đại học George Mason thuộc bang Virginia (Mỹ), nói. Mặc dù đây là một phát hiện quan trọng, nhưng nghiên cứu này vẫn có những hạn chế, Leffell lưu ý, và đó chính là điều mà Louis cũng thừa nhận trong bài báo.

Những hạn chế này đến từ việc mẫu nghiên cứu chỉ là một lần xét nghiệm nước tiểu trong khi nồng độ của các chất lọc UV có thể có nhiều khác biệt do nồng độ của chúng giảm khá nhanh trong cơ thể con người. Dù rằng việc lo ngại về các tác động lâm sàng của một số chất benzophenone là hợp lý, bất kể nguồn gốc của chúng từ đâu, nhưng Leffell nói thêm rằng nghiên cứu này vẫn không đưa ra bất kỳ kết luận chắc chắn nào.

Vitamin D

Ngoài mối lo ngại về thành phần của kem chống nắng, người ta còn ngờ rằng chúng ngăn cơ thể con người tạo ra vitamin D, thứ mà chúng ta chủ yếu nhận được từ việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Dù sao thì tình trạng thiếu vitamin D cũng phổ biến hơn là ta tưởng - liệu có thể nào kem chống nắng chính là nguồn cơn gây ra tình trạng này? Nhưng theo Rachel Neale, phó giáo sư tại QIMR Berghofer, đánh giá thì đây không thể là nguyên nhân chính.

 

Neale phân tích: "Tình trạng bị cháy nắng thì khác với tiến trình tạo ra vitamin D, và có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy việc bôi kem chống nắng không ảnh hưởng gì mấy tới mức độ vitamin D trong cơ thể. Cơ thể chúng ta rất giỏi trong việc tổng hợp vitamin D. Và việc bôi kem chống nắng không hề giống như việc chúng ta bị nhốt vào trong một căn phòng kín bưng. Kem chống nắng che chắn các bức xạ UV có hại từ Mặt Trời song vẫn cho phép một số tia nắng có lợi xuyên qua. Một hội đồng gồm 13 chuyên gia hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới họp vào năm 2018 để thảo luận về sự cân bằng giữa vitamin D và chức năng chống nắng, và kết luận rằng kem chống nắng khó có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng vitamin D của người trưởng thành khỏe mạnh.

Đối với những người quan tâm đến việc cơ thể cần tạo đủ vitamin D, Neale vẫn khuyên nên bôi kem chống nắng mỗi ngày cho những người sống ở những nơi có nắng gắt quanh năm, ví dụ như Australia. Nhưng ở những nơi không có nhiều ánh nắng mặt trời cho lắm, như ở Anh chẳng hạn, thì Neale cho rằng chúng ta tương đối dễ dàng có được vitamin D khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bởi vì việc bôi kem chống nắng chỉ cần thiết khi bạn ở ngoài trời trong một thời gian dài.

Những lo ngại xung quanh việc kem chống nắng ngăn chặn việc sản xuất vitamin D cũng có thể bị cường điệu hóa bởi vì rất ít người sử dụng kem chống nắng đúng cách, theo Weller. Liều lượng khuyên dùng là 2mg/cm2 cho da người, tương đương khoảng 6 muỗng cà phê, được xác định trên mức độ chống nắng của một sản phẩm (SPF). Hầu hết mọi người chỉ dùng khoảng một phần tư định lượng đó.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm