Đời sống

Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm

Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm vì vậy chị em phụ nữ phải chú ý khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất.

5 loại hạt rất tốt cho sức khỏe / 4 sai lầm khi uống nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư – Ngày mai tươi sáng cho biết, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm 9,2%).

Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.

Điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn về phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhằm trúng đích)…

GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh; giai đoạn 1-2 có thể chữa ổn định tới hơn 90%; ở giai đoạn 3 tỉ lệ sẽ là 60% và đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.

ung thư vú
Ảnh minh họa.

Theo GS Thuấn, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1-2, bệnh nhân hơn 90% có thể chữa ổn định. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.

Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.

Các bước tự khám vú:

ung thư vú

Các chị em nên tự khám vú sau kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày, là lúc tuyến vú mềm và dễ cảm nhận nhất; cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua tuổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong dia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gien BRCA1/BRCA2; có kinh sớm; không sinh con...), nên đi khám, tầm soát ở lứa tuổi sớm hơn.

Nên đi khám ngay nếu thấy các biểu hiện: vùng da ở vú phồng lên; núm vú đã thay đổi vị trí hoặc núm vú bị đẩy tụt vào trong thay vì nhô ra ngoài; ngực đỏ, đau nhức, phát ban, hoặc sưng, có u cục… Không nên quá lo lắng, phần lớn các trường hợp là lành tính.

 

Bên cạnh việc tự khám vú tại nhà, các chị em nên duy trì thói quen tốt cho sức khỏe góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư vú bằng cách: kiểm soát cân nặng, vận động, tập luyện phù hợp kết hợp chế độ ăn uống hợp lý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm