Đời sống

Uống 1 cốc nước vối mỗi ngày, vừa đào thải các độc tố trong cơ thể lại làm sạch ruột hiệu quả

Trong Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt và đặc biệt là giúp cơ thể đào thải độc tố. Dưới đây là những lợi ích hiếm có của nước vối.

Dùng đinh lăng kiểu này bổ hơn 'nhân sâm', vừa tốt cho sức khỏe lại 'xóa' tan bệnh tật / Những loại rau củ được mệnh danh là 'thần dược' của mắt, ăn vào lại tốt cho sức khỏe

1. Lợi ích của nước vối

Tốt cho đường ruột

Theo Đông y, lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong lá vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn cao.

Hỗ trợ chữa bệnh gout

Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, Hội các ngành sinh học Việt Nam, lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout. Đối với bệnh nhân gout do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric. Mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau.

loi ich cua nuoc voi-phunutoday0
Ảnh minh họa

Do vậy dùng thường xuyên lá và nụ vối có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần trong phòng ngừa, điều trị bệnh gout.

Giúp ổn định đường huyết

Uống nước lá vối còn có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hạn chế đường huyết tăng sau khi ăn ở bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, nước lá vối còn hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng tránh đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường.

Thanh lọc cơ thể

Sau những giờ lao động mệt mỏi, bạn uống một bát nước nấu từ lá vối sẽ cảm thấy đỡ mệt và hết khát. Bởi vì ngoài nước trắng, cơ thể còn được cung cấp một lượng muối khoáng và vitamin cần thiết có trong lá vối.

 

Nước lá vối có thể làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc tố trong cơ thể qua đường tiết niệu hiệu quả.

2. Những lưu ý khi dùng lá vối

Không uống nước vối khi đói hoặc uống nước vối quá đặc

Theo lương y Bùi Hồng Minh, nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng, thanh lọc chất độc. Do đó, uống nước vối khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Đây cũng là biểu hiện của tụt huyết áp do đói.

Vì thế, ngoài tác dụng của nước vối người dùng cần lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất. Tốt nhất không nên uống nước vối quá đặc.

 

Không nên uống nước lá vối tươi

Việc dùng lá vối tươi có các tác nhân kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi. Trong thực tế, nhân dân ta thường lấy lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi lấy nước đặc gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Nói như vậy để thấy tính kháng khuẩn, kháng viêm cực mạnh của lá vối tươi. Chỉ nên dùng ngoài sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong chữa bệnh.

Mỗi ngày chỉ nên uống một ly hoặc một ấm nước vối

Mọi người có thể dùng lá hoặc nụ vối với liều lượng khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá vì sẽ không tốt cho hệ bài tiết. Chuyên gia khuyên, bạn cũng không nên uống nước vối quá nhiều sau khi ăn có thể gây cản trở hấp thu dưỡng chất, nếu pha loãng thì không ảnh hưởng đến sức khỏe.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm