Uống nước ít rất hại cơ thể
Bật mí 8 xét nghiệm sức khỏe quan trọng mà bạn có thể làm tại nhà / Thèm mấy cũng chớ dại thả loại rau này vào nồi lẩu kẻo gây hại sức khỏe
Hơi thở hôi
Ảnh minh họa.
Nước bọt có đặc tính chống vi khuẩn và là một chất khử trùng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ chất lỏng cho cơ thể hoạt động thì cơ thể sẽ không sản xuất đủ nước bọt. Điều đó có thể dẫn đến rất nhiều vi khuẩn phát triển trong miệng và gây ra mùi hôi khó chịu.
Cholesterol cao
Việc mất nước làm tăng nồng độ lipid trong máu. Lâu ngày, các lipid này lắng đọng trong các thành mạch gây cản trở quá trình tuần hoàn máu. Từ đó, máu không được vận chuyển đầy đủ về các cơ quan, đặc biệt là tim nên dễ gây ra các vấn đề về tim mạch cũng như các vấn đề nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Gây hại thận
Một khi cơ thể không đủ nước thì thận không thể nào thải độc hiệu quả. Điều này có nghĩa là các chất cặn, chất độc sẽ lắng lại và tích tụ nên dễ dẫn đến các vấn đề về thận.
Ngoài ra, tiến sĩ Joseph N. Chorley thuộc Bệnh viện Nhi Đồng Texas còn cho biết rằng: "Khi cơ thể bị mất nước, máu thay vì chảy về ruột và thận sẽ chuyển hướng một phần sang tim và não. Từ đó khiến thận không đủ oxy lẫn dinh dưỡng để hoạt động nên dễ bị hư tổn hơn".
Gây mệt mỏi
Những dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể thiếu nước như: nhức đầu, khô và dính ở lưỡi hay miệng.
Khi tình trạng trên nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, chóng mặt hay đau ngực. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã không uống đủ nước.
Lão hóa da sớm
Khi cơ thể bị mất nước, nước sẽ chuyển từ các mô từ làn da để duy trì nồng độ trong máu. Tình trạng thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm và làm da xuống cấp.
Thận yếu, sỏi nội tạng
Nhiệm vụ của thận là giải độc cơ thể bằng cách lọc các chất cặn bã. Thiếu nước, thận sẽ không thể duy trì hoạt động thải độc ở trạng thái tốt nhất. Độc tố theo đó sẽ lắng lại, tích tụ dẫn đến các vấn đề về thận.
Bên cạnh đó, khi cơ thể bị thiếu nước thì hoạt động bơm máu đến thận cũng bị cản trở. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thận dễ bị hư tổn.
Ngoài ra, theo các chuyên gia quan sát lâm sàng và điều tra dịch tễ học, có rất nhiều trường hợp bị sỏi mật, sỏi thận và sỏi các bộ phận thuộc đường tiết niệu có liên quan đến việc uống nước ít hơn bình thường.
Táo bón
Uống ít nước cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do lúc này, dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn.
Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước kéo dài cũng là nguyên nhân dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit hay viêm loét dạ dày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được