Đời sống

Uống nước rồi những vẫn cảm thấy khát: Dấu hiệu cảnh báo đề phòng với 5 căn bệnh nguy hiểm này

Nếu bạn vừa uống một vài cốc rồi mà vẫn cảm thấy háo nước, khô họng, khát nước, thì đây không phải là một tình huống bình thường. Hãy cảnh giác với những căn bệnh này.

Màu sắc đôi môi phản ánh chính xác 90% về sức khỏe: Môi đỏ đậm là dấu hiệu bệnh gan, môi trắng thiếu máu / 6 việc giúp "giải phóng" phổi khỏi bệnh tật, ung thư, người còn khoẻ phải làm ngay kẻo mang hoạ

Bệnh thận

Căn bệnh nguy hiểm nhất trong nhóm những nguyên nhân gây ra háo nước, khát nước, thèm uống nhiều nước hơn chính là bệnh thận.

Khi thận có vấn đề, nó có thể đã gây ra mất chức năng lưu trữ độ ẩm trong cơ thể, vì vậy nó cần rất nhiều nước để bổ sung vào để duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan cơ thể liên quan, khiến cho người bệnh sẽ rất khát nước.

Empty

Ảnh minh họa

Các triệu chứng cụ thể của nhóm bệnh thận bao gồm: Viêm bể thận, viêm thận, viêm cầu thận… đều có thể gây khô miệng. Khi lượng nước tiểu giảm, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy khát nước. Đây là một trong những dấu hiệu khát nước cảnh báo sớm bệnh thận, bạn nên cẩn trọng.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy rằng bạn vẫn cần uống nước và vẫn cảm thấy khát, thì hãy nên cảnh giác. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường

Do sự gia tăng lượng đường trong máu trong cơ thể, trong hệ bài tiết có sự thay đổi khác thường, lượng đường trong nước tiểu sẽ xuất hiện với mức độ nhất định, từ đó làm tăng lượng nước tiểu, đi tiểu nhiều hơn khiến cơ thể thiếu nước và thiếu nước dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu huyết tương.

Do đó, nhiều bệnh nhân tiểu đường sẽ có triệu chứng khô miệng và khát nước ở giai đoạn đầu. Nếu có sự nghi ngờ về nguyên nhân này, tốt nhất là bạn nên đi khám sớm.

 

Bệnh cường giáp

Chúng ta đều biết rằng, quá trình làm việc và thực hiện các chức năng tổng hợp tuyến giáp sẽ giải phóng quá nhiều hormone ở tuyến giáp, và hormone tuyến giáp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thúc đẩy cơ thể tăng lượng thức ăn và bổ sung nhiều nước hơn, do đó sẽ có hiện tượng khát nước liên tục.

Empty

Khi loại trừ các yếu tố khác liên quan đến khát nước, bạn cũng nên quan tâm đến khả năng hoạt động của tuyến giáp để điều chỉnh kịp thời.

Tình trạng âm hư hỏa vượng (nóng trong)

Theo quan niệm của Y học truyền thốngTrung Quốc, các chuyên gia cho rằng những người bị thiếu âm (âm hư) sẽ có sự trao đổi chất nhanh hơn, tiêu thụ nước nhiều hơn, nhiệt độ cơ thể tăng trong khi luồng nước trong cơ thể giảm và từ đó dễ dẫn đến nóng trong gan.

 

Ngoài ra, cơ thể âm hư hỏa vượng cũng khiến cho dạ dày bị nóng, khô họng, phân khô, nước tiểu ít và có màu đỏ hoặc vàng.

Những người bị thiếu âm thường nên chọn giải pháp điều chỉnh từ những thực phẩm tự nhiên, có thể uống trà hoa cúc trắng, có tác dụng làm dịu gan và cải thiện thị lực, nuôi dưỡng âm và giảm tình trạng nóng trong, bốc hỏa.

Dùng thuốc không đúng cách

Một số người cảm thấy khô và khát sau khi dùng thuốc, nguyên nhân là do bạn đã sử dụng thuốc không đúng cách.

Empty

Theo ý kiến của chuyên gia, bởi vì một số loại thuốc có thể gây mất cân bằng giữa nước và chất điện giải khi sử dụng không đúng cách, do đó bạn chỉ có thể sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không được uống tùy tiện.

 

Tất nhiên, một số loại thuốc bản thân đã tự có tác dụng phụ là gây khô miệng, chẳng hạn như thuốc hạ huyết áp, nên khi uống vào, người bệnh sẽ có cảm giác khát nước.

Lưu ý khi uống nước để đảm bảo sức khỏe

Uống khi cảm thấy mệt mỏi

Đột nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi, lo âu, cáu kỉnh hoặc não không thể tập trung, thì khi ấy tức là bạn cần đến sự trợ giúp của nước đấy.

Một cốc nước ấm sẽ khiến bạn tỉnh táo ,bình tĩnh, xua tan cảm giác khó chiu, bực bội và giả tỏa tâm lí một cách hữu hiệu hơn nhiều.

 

Chưa khát cũng uống

Teens chúng mình thường có thói quen xấu là chỉ uống nước khi khát. Đây là thói quen vô cùng phản khoa học và cực kì hại cho “nhan sắc”. Bởi vì khi cơ thể cảm thấy khát là lúc bạn đã mất đi khoảng 2% lượng nước trong cơ thể rùi.

Theo các nhà khoa học thì việc uống nước đầy đủ, thường xuyên ngay cả khi không khát sẽ giúp con người khỏe mạnh hơn, làm việc tốt hơn và lâu mệt mỏi hơn. Trong khi đó, chỉ uống nước khi khát hoặc để khát lâu mới uống sẽ khiến người ta nhanh mệt mỏi hơn. Không nên uống quá nhiều trong một lúc

Nhiều teen thường có thói quen uống quá nhiều nước để thỏa cơn khát. Song uống ‘hùng hục” cho thỏa cơn khát sẽ cản trở tiêu hóa khiến tim đập loạn lên, khó thở, ra mồ hôi lạnh,…

Ngoài ra, uống quá nhiều sẽ tăng tốc độ đi tiểu và uống quá nhanh dễ gây đầy hơi .Do đó chỉ nên uống từ từ từng ngụm, mỗi ngụm tầm 100ml và cách nhau 10 – 15phút thui nhá. Không uống nước để qua đêm

 

Nhà chúng mình thường có thói quen uống nước đun sôi để nguội, đó là thói quen tốt. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu để lưu trữ qua đêm. Theo nghiên cứu, nước để qua đêm thường xuất hiện rất nhiều tạp chất gây nguy hại tới bệnh đường ruột.

Nước đóng chai chứa đầy vi khuẩn

Nhiều cơ sở sản xuất nước uống quảng cáo rằng đầu tư dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động với công nghệ hiện đại nhưng thực tế chỉ là bơm nước từ giếng khoan lên, sau khi lắng lọc rồi... rót vào bình, chai và đem bán. Đó là chưa kể vô số cơ sở “chui”, sản xuất nước uống không theo một công nghệ, quy trình nào cả...

Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, chúng mình tốt nhất không sử dụng nước uống đóng chai không rõ nguồn gốc xuất xứ vì dễ gây nguy hiểm cho cơ thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm