Uống trà cam thảo 2 lần mỗi ngày liên tục trong 2 tuần, tưởng tốt nhưng người đàn ông này phải nhập viện vì huyết áp tăng vọt
Uống trà xanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2? / Uống trà matcha vào mùa thu đông bạn sẽ được lợi gì?
Cụ ông nhập viện vì duy trì thói quen uống trà cam thảo liên tục trong 2 tuần
Theo Dailymail, cụ ông 84 tuổi xin phép giấu tên được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp và phải nằm viện trong 13 ngày thì sức khỏe mới hồi phục. Nguyên nhân khiến huyết áp của ông tăng vọt lên đến 210mmHg là do thói quen uống trà cam thảo tự chế tại nhà.
Huyết áp khi tăng trên 180mmHG đều được coi là nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng và gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau đầu. Cụ ông này do không nhận thức được tác hại của đồ uống nếu lạm dụng, mặc dù biết mối liên hệ giữa cam thảo và huyết áp, dẫn đến phải nhập viện điều trị.
Nguyên nhân khiến huyết áp của cụ ông tăng vọt lên đến 210mmHg là do thói quen uống trà cam thảo tự chế tại nhà.
Uống trà cam thảo nhiều và liên tục như vậy, cụ ông cho biết mình xuất hiện các triệu chứng đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, đau ngực và mệt mỏi, có dấu hiệu giữ nước ở bắp chân. Xét nghiệm cho thấy cơ thể có mức kali thấp 2,5mmol/L - dưới mức khuyến nghị 3,5-5mmol/L.
"Sản phẩm có chứa chiết xuất rễ cây cam thảo có thể làm tăng huyết áp, gây ứ nước và giảm nồng độ kali nếu lạm dụng", tiến sĩ Jean-Pierre Falet, một trong những bác sĩ tiến hành thăm khám trường hợp này cho hay.
Viết trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, các chuyên gia y tế cho biết cụ ông được đo huyết áp 4 tháng trước là 125/60mmHg. Huyết áp của ông thay đổi chóng mặt chỉ sau vài tuần uống trà cam thảo. Khi ở trong viện, cụ ông không được dùng cam thảo và sức khỏe tiến triển rõ rệt sau gần 2 tuần. Khi rời viện về nhà và uống đúng thuốc bác sĩ kê đơn, 3 tuần sau khi khám lại, huyết áp đã ổn định 110/57mmHg và khỏe mạnh bình thường.
Sản phẩm có chứa chiết xuất rễ cây cam thảo có thể làm tăng huyết áp, gây ứ nước và giảm nồng độ kali nếu lạm dụng.
Cam thảo là vị thuốc trong Đông y, tùy tiện sử dụng sẽ dẫn đến nhiều bệnh tật, thậm chí tử vong
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), mặc dù cam thảo có rât nhiều tác dụng tốt cho sưc khỏe nhưng cũng có tác dụng phụ, không được dùng quá liều lượng quy định.
Lương y Bùi Hồng Minh
Sử dụng lượng lớn cam thảo dễ gây phù toàn thân và tăng huyết áp. Điều này đã được khoa học nghiên cứu và nhận định
Nguyên nhân là trong cam thảo chứa hoạt chất axit glycyrrhizic (AG) gây nhiễm độc, dẫn đến hiện tượng nhức đầu, tăng huyết áp, làm cơ thể mệt mỏi do giữ natri và bài tiết kali, thậm chí là tim ngừng đập, tử vong.
Chưa hết, trong cam thảo có chứa chất gluxigrin – làm giảm nội tiết tố nam, có thể gây nên tình trạng bất lực, liệt dương ở nam giới. Do đó, chuyên gia Đông y đặc biệt khuyến cáo đàn ông sinh lý yếu, liệt dương không được dùng riêng cam thảo. Với những người bị đầy bụng, nôn, phù thũng, cơ thể bị nhiệt, khô họng, tiểu ít, miệng lưỡi lở… cần dùng cam thảo kết hợp với những thảo dược khác làm mát gan, tiêu độc.
Trong cam thảo chứa hoạt chất axit glycyrrhizic (AG) gây nhiễm độc, dẫn đến hiện tượng nhức đầu, tăng huyết áp, làm cơ thể mệt mỏi do giữ natri và bài tiết kali, thậm chí là tim ngừng đập, tử vong.
BS. TTƯT Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cũng nhận định, cam thảo có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng sử dụng trong thời gian dài liên tục, nhất là khi dùng thay đường sẽ giữ nước, gây hại thận.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết thêm, cam thảo chứa 6 - 14% glycyrizin (cá biệt có loại chứa đến 23%), là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza.
Lương y Vũ Quốc Trung
Khi uống quá nhiều nước cam thảo, nhất là ở dạng đặc sẽ gây tăng huyết áp, giảm kali trong máu. Người bị bệnh gan có sử dụng cam thảo sẽ làm bệnh thêm nặng hơn
Tóm lại, giới chuyên gia nhấn mạnh không được sử dụng cam thảo tùy tiện, không lạm dụng loại thảo dược này. Không nên dùng cam thảo khi bị rối loạn chức năng gan, yếu thận, cao huyết áp, sẩy thai... Nếu có ý định sử dụng nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chú ý trình bày tiền sử bệnh lý của bản thân cho bác sĩ biết bạn có được dùng loại thảo dược này không, nếu có sẽ dùng với liều lượng ra sao để đảm bảo sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân