Đời sống

Uống trà đá mỗi ngày, bạn dễ mắc phải căn bệnh "đáng sợ"

Trà đá là thức uống quen thuộc nhưng uống trà đá quá nhiều có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm.

8 cách bù đắp sức khỏe đơn giản cho người hay thức khuya / Dùng đậu bắp kiểu này bổ hơn 'nhân sâm', vừa tốt cho sức khỏe lại trị được 'bách bệnh'

Tác hại của trà đá

Một báo cáo mới đây đã đưa ra trường hợp một người đàn ông uống 16 cốc trà đá mỗi ngày (tương đương với khoảng 3,78 lít) đã có những dấu hiệu không tốt về sức khỏe.

Trên thực tế, y học đã chứng minh uống trà đá quá nhiều, nhất là những loại trà có đường sẽ dẫn đến một số nguy cơ đối với sức khỏe, cụ thể là những tác hại sau.

Bệnh về thận

nhung-can-benh-nguy-hiem-co-the-ghe-tham-neu-uong-tra-da-lien-tuc-moi-ngay-cd4-5014582
Ảnh minh họa

Hãng tin CBS News đã từng đưa tin về một bệnh nhân tại bang Arkansas, Mỹ bị suy thận do thói quen uống 1 gallon (khoảng 3,78 lít) trà đá mỗi ngày. Được biết, những loại trà như hồng trà chứa chất hóa học có thể gây ra sỏi thận hay thậm chí suy thận nếu liên tục nạp vào cơ thể với lượng trà lớn.

Tiểu đường

Nhiều người thường có thói quen uống trà đá với đường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bạn. Nước trà đá pha thêm đường sẽ là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường nếu bạn sử dụng liên tục với lượng trà lớn.

nhung-can-benh-nguy-hiem-co-the-ghe-tham-neu-uong-tra-da-lien-tuc-moi-ngay-e27-5014582
Ảnh minh họa

Béo phì

Một số người tìm đến trà đá như một liệu pháp giảm cân, tuy nhiên uống quá nhiều nước trà trên thực tế có thể khiến cân nặng của họ tăng lên. Theo trang Mydiet.com, phần lớn các thương hiệu trà giải khát hiện nay có chứa ít nhất 250 calo/túi trà, có nhiều đường hơn cả lượng đường trong soda. Vì vậy, uống trà thường xuyên sẽ khiến cân nặng của bạn tăng lên vùn vụt.

 

Đột quỵ

Ít ai biết rằng trà đá cũng là một trong những nhân tố có thể gia tăng mức triglyceride trong cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Bệnh về tim mạch

Nhiều trà cũng đồng nghĩa với nhiều caffeine, chất hóa học không hề “thân thiện” với sức khỏe con người. Tất cả các loại trà đều có chứa caffeine, dễ khiến huyết áp tăng cao và nhịp tim nhanh, với một số trường hợp còn gây ra chứng loạn nhịp tim.

Những ai không nên uống trà đá

 

Người bị bệnh hô hấp (viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng...

Trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.

Những người bị sỏi thận

nhiều người nghĩ rằng sỏi thận thì cần uống nhiều nước, bao gồm cả trà đá. Tuy nhiên trà đá có chứa nhiều oxalate, uống nhiều lại làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Người đang đói

 

Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Những người khó ngủ, stress: trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải toả. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu

Các tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.

Uống trà đá thế nào mới đúng?

 

Để đảm bảo sức khỏe, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, người bình thường chỉ nên uống 1-2 cốc trà mỗi ngày, tốt nhất nên hạn chế việc uống trà đá và thay vào đó là uống nước lọc thông thường.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm