Đời sống

Vay tiền mẹ chồng không được, vài tuần sau tôi chết lặng trước cảnh tượng ở nhà em dâu

DNVN - Tưởng chừng chỉ là sự từ chối bình thường, nhưng khi biết sự thật đằng sau, tôi cay đắng nhận ra mình chưa bao giờ là người được mẹ chồng coi trọng.

Dù gia đình giàu có đến đâu cũng không được nấu nướng bên trái bếp gas đôi, lý do bạn nên biết / Các cụ dặn không sai: 'Gạo trong thùng gốm giàu 3 họ, gạo đựng thùng nhựa khó 3 đời', rất nhiều nhà đang đựng gạo thùng nhựa

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi không có công việc ổn định vì chuyên môn hạn chế, bằng cấp cũng không có gì nổi bật. Suốt nhiều năm qua, tôi chật vật kiếm sống bằng đủ nghề lặt vặt: lúc thì cộng tác viên viết bài trên Facebook, lúc lại làm tư vấn viên hay bán vé máy bay du lịch. Thu nhập mỗi tháng dao động từ 8-10 triệu đồng, vừa đủ sống nhưng không dư dả.

Khi kết hôn, tôi từng nghĩ có chồng sẻ chia thì cuộc sống sẽ bớt phần vất vả. Nhưng thực tế lại không như mơ. Chồng tôi là nhân viên văn phòng, từng kiếm được 15 triệu mỗi tháng, nhưng sau đó, lương giảm xuống đáng kể. Còn tôi, việc làm bấp bênh, thu nhập chẳng còn được bao nhiêu. Lấy nhau đến nay đã hai năm mà chúng tôi vẫn chưa dám có con vì sợ không lo nổi.

Tôi không cam chịu sống mãi trong cảnh túng thiếu. Sau thời gian dài nghiên cứu thị trường và học hỏi kinh doanh, tôi quyết định đầu tư vào mặt hàng đồ chơi trẻ em. Kế hoạch đã có, nhưng số vốn 30 triệu lại là một bài toán khó.

Tôi gom góp từ nhiều nguồn, nhà ngoại chỉ có thể giúp 10 triệu. Hy vọng duy nhất còn lại là mẹ chồng. Tôi nghĩ bà không quá giàu có nhưng 20 triệu với bà hẳn không phải vấn đề.

 

Tôi trình bày kế hoạch tỉ mỉ, mong nhận được sự hỗ trợ từ mẹ chồng. Nhưng trái ngược với mong đợi, bà thẳng thừng từ chối. Không chỉ vậy, bà còn chê bai ý tưởng của tôi là viển vông, cho rằng tôi không có quan hệ rộng, kinh doanh sớm muộn cũng lỗ. Bà không muốn "ném tiền qua cửa sổ" để rồi mất cả chì lẫn chài.

Tôi hụt hẫng, nhưng vẫn cố gắng xoay sở bằng cách vay mượn bạn bè. Sau nhiều nỗ lực, tôi gom đủ 25 triệu để nhập hàng, chính thức khởi nghiệp.

Vài tuần sau, tôi và mẹ chồng ghé qua nhà em dâu chơi. Ngay khi bước vào cửa, tôi chết lặng khi thấy em dâu đang ngồi giữa một đống hộp yến sào, dường như vừa nhập hàng về để kinh doanh.

Tôi tò mò hỏi: "Cô đang bán yến sào à?"

Em dâu cười tươi: "Vâng, mặt hàng này vốn lớn nhưng lãi cũng nhiều. May có mẹ giúp đỡ, chứ không em cũng chẳng dám đầu tư!"

 

Tôi sững sờ.

Mẹ chồng tôi – người đã từ chối cho tôi vay 20 triệu dù tôi khó khăn trăm bề – lại sẵn sàng giúp đỡ em dâu, một người vốn đã có điều kiện hơn hẳn. Gia đình em dâu giàu có, bố mẹ vợ của em trai chồng còn tặng hẳn một căn nhà và xin cho công việc tốt. Ấy vậy mà em ấy vẫn nhận được sự hỗ trợ từ mẹ chồng tôi, trong khi tôi thì không.

Nỗi ấm ức dâng trào, nhưng tôi cố kìm nén. Về đến nhà, tôi kể hết với chồng. Anh thở dài: "Mẹ lúc nào cũng quý dâu út hơn dâu cả. Bà gả em trai anh cho gia đình giàu có, coi như một nước cờ sáng suốt, vừa không phải lo nghĩ gì mà còn được tiếng thơm. Còn em… nhà nghèo, mẹ chẳng kỳ vọng gì nên cũng không muốn đầu tư."

Lời chồng như nhát dao cứa vào lòng tôi. Thì ra trong mắt mẹ chồng, tôi không có giá trị, không đáng để bà đặt niềm tin.

Cảm giác bị phân biệt đối xử cứ ám ảnh tôi mãi. Nếu cứ như thế này, vợ chồng tôi sẽ ra sao? Liệu tôi có thể tiếp tục chịu đựng sự bất công này được bao lâu?

 

1
Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm