Đời sống

Vì sao cơ thể hay đau nhức sau khi vận động cường độ mạnh?

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao cơ thể mình lại rơi vào tình trạng không thể nhấc nổi chân để ra khỏi giường sau khi đã cố gắng tập quá nhiều vào buổi sáng hôm trước.

Ung thư vú, căn bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai / Lười ăn rau xanh và hệ lụy gây ra những căn bệnh khủng khiếp

Theo lý giải của Đại học Y thể thao Hoa Kỳ (ACMS), bất cứ cơn đau nhức nào mà chúng ta cảm nhận thấy trong khoảng 24 – 72 giờ sau khi vận động mạnh thì đều được xếp vào loại DOMS (delayed onset muscle soreness hay chứng nhức cơ trì hoãn) – hiện tượng thường chỉ xảy ra khi cơ thể phải trải qua những hoạt động thể chất ở cường độ mạnh mà nó nhất thời chưa thể quen được, không chỉ đối với người mới tập mà ngay cả các chuyên nghiệp. “Ở đây, bạn đã không làm gì sai, mà đơn giản chỉ là do cơ bắp bị kéo căng tới mức gây ra một số xáo trộn” – Bác sĩ Michael Jonesco tại Trung tâm Y tế Đại học bang Ohio – cho biết.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo ACMS, những xáo trộn này tới từ quá trình luyện tập, khi sự co rút cơ bắp sẽ gây ra hiện tượng rách vi mô dọc theo các tuyến cơ và mô liên kết xung quanh đó. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đau nhức, mà đúng hơn cơn đau chỉ là một ảnh hưởng phụ của quá trình chữa lành. Việc cơ bị tổn thương hoàn toàn có thể kéo theo viêm nhiễm và sự tích tụ các chất điện giải như canxi. Tiếp đó, hệ thống miễn dịch sẽ tham gia vào tiến trình chữa lành khi gửi các tế bào miễn dịch (tế bào T) xâm nhập vùng bị tổn thương. Hiện tại, mặc dù chưa thể làm rõ cơ chế, song một số nhà khoa học cho rằng, cả hai quá trình này đã tới cùng lúc và kích hoạt cả chữa lành lẫn gây đau nhức.
Ngoài ra, trái với một giả thuyết khác trước đó, sự tích tụ axit lactic không phải là nguyên nhân gây ra chứng DOMS. Theo một nghiên cứu công bố trên The Physician and SportsMedicine năm 1983, loại axit này vốn được sản sinh trong quá trình hoạt động thể chất khi cơ bắp liên tục phá vỡ liên kết của chuỗi glucose [trong máu] khiến lượng oxy sẵn có bị tiêu thụ hết, sẽ tích tụ lại và gây hiện tương đau nhức. Tuy nhiên, một kết quả thí nghiệm lại cho thấy, trong khoảng 45 phút sau khi vận động mạnh, nồng độ axit lactic trên cơ thể tình nguyện viên đã không hề có biểu hiện tăng nhưng DOMS vẫn phát triển trong hai ngày sau đó. Vì thế, mặc dù còn nhiều tranh cãi song hầu hết các nhà khoa học tại ACMS đều kết luận rằng nên từ bỏ thuyết về axit lactic.
Theo Jonesco, sự đau nhức cơ bắp trên thực tế cũng lại là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đang tiến bộ, nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể ngay lập tức vận động mạnh trở lại, vì sẽ chỉ làm tăng nguy cơ chấn thương nghiêm trọng. Thay vào đó, ông nói, chúng ta nên bắt đầu với các bài tập nhẹ có tác dụng giúp máu lưu thông và thả lỏng cơ bắp. Chỉ khi không còn cảm thấy đau nhức nữa thì bạn mới nên thay đổi cường độ tập.
Trong trường hợp khác, nếu cơn đau kéo dài quá lâu hoặc tệ tới mức bạn không thể nhấc nổi nổi chân tay, thì đó có lẽ là dấu hiệu của những tổn thương nghiêm trọng hơn nhiều, như ở thận. Nếu tình hình không sớm tự cải thiện, hoặc nước tiểu chuyển sang màu đen (giống như trà) thì hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ ngay – Jonesco cảnh báo.
Theo khoahocphattrien.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm