Đời sống

Vì sao con mình không thành công bằng 'con nhà người ta': Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ

Đôi khi sự bao bọc, che chở của bố mẹ không có lợi mà chỉ cản trở con đường thành công của con.

Ngắm vòng 1 căng mọng của hot girl 2 triệu fan / 'Đặt ba thứ trên đầu giường để hút của cải và rước tài', đó là ba điều nào? Bạn có nó ở đầu giường chưa?

Bố mẹ nào cũng muốn con có được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên vì một số sai lầm trong cách dạy dỗ và định hướng mà bố mẹ vô tình cản trở tương lai của con.

Con phải nghe lời người lớn tuyệt đối

Bố mẹ luôn dạy con phải biết lắng nghe người lớn và không được cãi lại. Điều này thực chất gây hại rất lớn đến sự phát triển tính cách của con.

Việc luôn phải nghe lời, ngay cả khi đối phương sai và không dám bộc lộ ý kiến cá nhân sẽ khiến con khi lớn lên trở thành người nhút nhát.

Con sẽ chỉ làm theo yêu cầu, mệnh lệnh của người khác mà không dám thắc mắc cũng như không dám chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ - Ảnh 2.

Con phải nghe lời người lớn tuyệt đối.

Muốn tốt cho con, thay vì bắt nghe lời, bố mẹ hãy dạy con ứng xử và bày tỏ ý kiến cá nhân theo cách đúng mực ngay từ nhỏ.

Bắt con lúc nào cũng phải đạt thành tích tốt

Đạt điểm cao trên lớp là tốt nhưng không phải lúc nào, bộ môn nào con cũng có thể làm được điều đó.

Việc bố mẹ bắt ép con luôn được điểm cao sẽ khiến con bị áp lực. Điều tốt nhất bố mẹ nên làm là giải thích cho con, điểm số kém hay những thất bại trong cuộc sống sau này không phải điều gì tồi tệ. Quan trọng là chúng ta học được gì sau thất bại.

Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ - Ảnh 3.

Bắt con lúc nào cũng phải đạt thành tích tốt.

 

Nhà Tâm lý học lâm sàng Stephanie O’Leavy cho rằng, thất bại đôi khi lại có lợi cho trẻ. Vì nó dạy trẻ cách đối phó với những tình huống tiêu cực, trau dồi kinh nghiệm sống và giúp trẻ tìm ra giải pháp trong những lúc khó khăn.

Không đánh nhau và không được đánh trả

“Dĩ hoà vi quý” là tốt nhưng lúc nào cũng nhẫn nhịn ngay cả khi bị người khác bắt nạt, dồn ép thì không đúng chút nào.

Nhiều bố mẹ thường dặn con không được “động tay động chân” trong mọi trường hợp. Tư tưởng này có thể khiến con chỉ biết im lặng và chịu đựng những kẻ bắt nạt. Khi lớn lên, con sẽ không thể tồn tại được trong những môi trường có nhiều sự cạnh tranh.

Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ - Ảnh 4.

Không đánh nhau và không được đánh trả.

 

Tất nhiên, bố mẹ không khuyến khích con hung hăng, khiêu chiến với tất cả những người có mâu thuẫn.

Theo các nhà tâm lý, trẻ cần được biết chúng có quyền tự bảo vệ mình. Đồng thời bố mẹ có thể dạy con khi nào sẽ sử dụng lời nói cũng như các biện pháp tự vệ.

Con chỉ cần học, còn lại đã có bố mẹ lo

Đối với một đứa trẻ, việc học là quan trọng nhất. Tuy nhiên không vì thế mà bố mẹ lơ là, không chú trọng dạy con các kỹ năng sống và làm hết mọi việc thay con.

Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ - Ảnh 5.

Con chỉ cần học, còn lại đã có bố mẹ lo.

 

Con cần được bố mẹ dạy các kỹ năng thiết yếu thì trưởng thành mới có thể sống tự lập cũng như chịu trách nhiệm cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu được bao bọc quá mức, con lớn lên thường hành động thiếu chín chắn và sốc nổi.

Bố mẹ ép con đi theo hướng mình muốn

Nhiều cha mẹ thường có tư tưởng hướng con đi theo con đường mình mong muốn. Bố mẹ bắt con thi trường đại học, làm công việc mình thích mà không quan tâm đến nguyện vọng của con.

Phải làm công việc mình không hứng thú, con dễ chán nản và mệt mỏi với cuộc sống.

Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ - Ảnh 6.

Bố mẹ ép con đi theo hướng mình muốn.

 

Ở nhiều quốc gia, thanh thiếu niên được khuyến khích nghỉ một năm hoặc có những kỳ nghỉ ngắn giữa quãng thời gian tốt nghiệp cấp 3 và học đại học. Trong thời gian này, thanh thiếu niên có thể đi làm nhiều việc, nhận ra thứ mình thật sự ưa thích và có hướng đi đúng đắn cho tương lai.

Đại học là con đường duy nhất để thành công

Giáo dục đại học là vô cùng quan trọng. Nó tạo ra những kỹ sư, bác sĩ, nhà phát minh cho đất nước.

Nhưng không phải chỉ có đại học mới giúp con người ta thành công và có thu nhập tốt. Hiện nay, có rất nhiều ngành công nghiệp đem lại mức lương cao như: Làm đẹp, công nghệ thông tin hay sản xuất phim,... Những ngành nghề này yêu cầu kinh nghiệm làm việc, kỹ năng hơn là bằng cấp.

Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ - Ảnh 7.

Đại học không phải con đường duy nhất để thành công.

 

Rất nhiều doanh nhân thành đạt, chuyên gia làm đẹp hay nghệ sĩ không hề có bằng đại học.

Tập trung vào việc đi học thay vì đi làm thêm

Vì muốn con có tấm bằng đẹp khi ra trường nên nhiều bố mẹ cấm con đi làm thêm và bắt tập trung tuyệt đối vào việc học.

Điều này vô tình khiến con mất đi các kinh nghiệm quý giá, những kết nối, mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp, khả năng tự lập. Khi được tiếp cận công việc sớm, con sẽ học được cách chịu trách nhiệm và hiểu được giá trị của lao động.

Vì sao con mình không thành công bằng “con nhà người ta”: Nguyên nhân bởi 7 cách dạy dỗ sai lầm sau của bố mẹ - Ảnh 8.

Bố mẹ bắt con tập trung vào việc đi học thay vì đi làm thêm.

 

Bố mẹ tốt nhất không nên cấm đoán, thay vào đó khuyên bảo, nhắc nhở con cân đối giữa việc học và đi làm thêm.

- Video: Bí Quyết Trẻ Đẹp, Hạnh Phúc Cho Phụ Nữ Tuổi 40+. Nguồn: SKĐS.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm