Vì sao không nên ăn nhiều bánh chưng trong ngày Tết?
Lợi ích tuyệt vời của nước hầm xương đối với sức khỏe / Ngày Tết ăn hạt bí phải nhớ 3 điều này để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ
Ăn bánh chưng một cách hợp lý
Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), bánh chưng, bánh tét là món ăn cung cấp năng lượng rất lớn. Bánh chưng làm từ gạo nếp, 100 g gạo nếp có 344 kcal. Thông thường một chiếc bánh chưng được làm với 1,5-2 bát gạo nếp, chưa kể thịt mỡ, đậu xanh.
Một miếng bánh chưng nhỏ khoảng 50 g cung cấp khoảng 150 kcal, bằng một lưng bát cơm. Mỗi ngày chỉ cần ăn thêm 2-3 miếng thì năng lượng khẩu phần đã tăng lên đáng kể, nguy cơ không kiểm soát được cân nặng có thể xảy ra.
Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết bánh chưng rán còn chứa nhiều chất béo hơn do được chế biến trong dầu mỡ, không tốt cho những người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch, bệnh thận.
"Đặc biệt, người có tiền sử dạ dày không nên ăn bánh chưng rán", bác sĩ nhấn mạnh. Món ăn này gây khó tiêu, trướng bụng, đầy hơi khó chịu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong ngày Tết, bánh chưng chỉ phù hợp cho người thiếu cân, đang có nhu cầu tăng cân, người mới ốm dậy. Nếu không muốn tăng cân, chỉ nên ăn 200-400 g mỗi ngày, bằng 2 góc bánh chia làm 8 phần.
Ngoài ra, để giảm bớt béo, nên gói bánh chưng bằng thịt lợn nạc, gói bánh nhỏ. Không cho muối vào khi gói bánh, hạn chế ăn bánh chưng rán. Không ăn bánh chưng khi đã bị mốc. Không ăn bánh chưng vào buổi tối. Nên uống nhiều nước để tránh cảm giác nóng trong người. Mỗi người nên uống khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày, đồng thời ăn nhiều trái cây, rau xanh để bảo vệ sức khỏe.
Một số thực phẩm giải nhiệt nhanh chóng
Vào những ngày Tết Nguyên đán vui vẻ, nhiều người thường sa đà vào việc ăn uống quá độ với những thực phẩm có nhiều chất bổ béo, lại dễ gây nóng trong người, nhiệt miệng khó chịu… Không chỉ là những ly rượu chúc nhau ngày Tết mà những món ăn như bánh chưng, dưa hành muối, các món ăn chiên rán nhiều bằng dầu mỡ… cũng là những nguyên nhân khiến mụn xuất hiện nhiều trên mặt.
Một khi rơi vào trạng thái bị nóng trong, bụng dạ nóng như có lửa, ấm ức, khó chịu, miệng nổi những nốt nhiệt đau đớn. Người bệnh sẽ ăn không ngon, ngủ không yên, tâm trạng sẽ rơi vào mệt mỏi, chán chường. Hệ thống giải độc cơ thể không đảm bảo do gan, thận đều bị quá tải với lượng chất được dung nạp vào.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), có một số loại thực phẩm có thể đánh bay tình trạng nhiệt do ăn uống đồ nóng vào dịp Tết rất nhanh chóng và hiệu quả dưới đây:
Rau cần
Theo lương y Bùi Hồng Minh, cần ta ngoài việc giúp thanh lọc cơ thể còn giúp giảm ho, chống viêm, long đờm, hạ huyết áp và mỡ máu. Để giải độc cơ thể, có thể lấy cần ta tươi còn nguyên rễ, rửa sạch, sau đó ép lấy nước uống hàng ngày. Để chữa ho lâu ngày chưa khỏi, có thể lấy cần ta để cả rễ, rửa sạch, ép lấy nước, cho thêm chút muối biển. Sau đó hấp cách thủy rồi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén con. Sử dụng đồ uống này liên tục vài ngày sẽ thấy giảm ho nhanh chóng.
Bí đao
'Bí đao có tác dụng thanh nhiệt, mát ruột, giúp da đẹp hơn, giảm béo, lợi sữa, lợi tiểu, chữa được các bệnh hen suyễn, ho gà, u nhọt, ung thư, ung thư vòm họng, lợi tiểu tiện', lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Bí đao có tính vị ngọt nhạt, tính lạnh, vào các kinh tì, vị, đại trường, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, tiêu tan đờm dãi, mát ruột, hết khát, giải độc, giảm béo. Do đó, sử dụng bí đao luộc ăn hàng ngày sẽ giúp giải nhiệt, nóng trong hiệu quả.
Chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng uống bí đao sống, ăn sống bí đao vì trong đó có tính xà phòng, tính tẩy cao, nếu lạm dụng sẽ gây hại đường ruột.
Đu đủ
Đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh cũng như các bộ phận của cây đu đủ như thân, lá, rễ đều chứa một chất nhựa latex. Trong nhựa đu đủ có chứa papain, cao su, axit amin, lecsin, tyrosin, chất béo, axit malic, men thủy phân, chất mỡ. Chất men papain có tác dụng làm tiêu hóa các chất thịt protit, giải phóng các axit amin như glucoza, alamin, tryptophan…
Ngoài việc giúp giải độc, tiêu mụn, giải nóng trong, thanh lọc cơ thể, đu đủ còn có khả năng giảm cân rất hiệu quả. Do đó, loại thực phẩm này nên được bổ sung ngay vào chế độ ăn để thanh lọc cơ thể sau Tết.
Lưu ý: Những người bị đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua cần hạn chế, thận trọng dùng vì đu đủ có chất nhựa, kích thích mạnh dạ dày.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu đen, đậu xanh, đậu ván trắng… đều có tác dụng giải nhiệt, chống u nhọt rất tốt. Theo lương y Bùi Hồng Minh, những loại đậu trên đều có vị ngọt mát, vào kinh tì và vị, giúp giải cảm, lợi tiểu, giải độc, trừ tả, trừ phiền khát. Do đó, nếu bạn bị nóng trong, nhiệt miệng thì nên ăn nhiều những loại đậu này, có thể nấu nước uống hàng
Ngoài ra, có thể sử dụng chè xanh, nước vối làm nước uống hàng ngày. Nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi, giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi… và uống nhiều nước để tăng cường chức năng gan, thận, giúp hệ thống bài tiết, thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Từ đó giúp ngăn chặn nóng trong và đánh bay nhiệt miệng mà không có bất cứ loại thuốc tây nào có thể làm được.