Đời sống

Vì sao ngày càng nhiều người nghèo mắc bệnh gout?

Theo thống kê từ WHO, có khoảng 4% dân số thế giới đang mắc bệnh gout - căn bệnh gây ra rất nhiều đau đớn và bất tiện. Đặc biệt, dù vốn được coi là "bệnh nhà giàu", nhưng hiện tại ngày càng nhiều người mắc phải gout, bất kể giàu nghèo.

Công dụng của mật ong đối với sức khỏe bà bầu / Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn với phụ nữ có thai và trẻ em

Bệnh guot là gì?
benh gut2

Bệnh gout là do lượng acid uric trong máu tăng cao (Ảnh minh họa)

Bệnh gout có rất nhiều tên gọi, Việt Nam gọi là gút, Pháp gọi là Goutte còn Trung Quốc gọi là thống phong. Đây là một dạng viêm khớp gây sưng đỏ và những cơn đau dữ dội, đột ngột tại một số vị trí khớp trên cơ thể, đặc biệt là ở ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay. Bệnh xảy ra liên quan đến sự chuyển hóa của acid uric trong cơ thể. Không những thế, bệnh gút có khả năng tái phát cao, đặc biệt là khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.

Theo những nghiên cứu cho thấy, nam giới dễ mắc bệnh gút hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới từ 30 đến 60 tuổi. Với xu hướng phát triển ngày nay, thói quen ăn uống và sinh hoạt thay đổi kéo theo sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gút và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gout gây ra những cơn đau đớn khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân có thể hoàn toàn được chữa khỏi và ngăn ngừa tái phát nếu có phương pháp điều trị đúng, kịp thời và có một thói quen sống lành mạnh hơn.

Bệnh gout diễn ra mấy giai đoạn?
benh gut1

Ảnh minh họa

Bệnh gout thường diễn biến qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không triệu chứng, diễn biến trong nhiều năm.

 

Giai đoạn 2: Cơn gout cấp với sưng đau ở khớp, thường là khỏi sau 3 đến 10 ngày điều trị, nếu không điều trị thì cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và nặng hơn.

Giai đoạn 3: Người bệnh không đau, khớp hoạt động bình thường.

Giai đoạn 4: Gout mạn tính với sự lắng đọng tinh thể urate ở khớp, thận... Khớp bị biến dạng với hư hại xương và sụn. Người bệnh có thể bị viêm thận, sỏi thận, suy thận, xuất hiện các cục tophi quanh khớp gây mất thẩm mỹ và có thể tàn phế.

Nguyên nhân bị bệnh gout bắt nguồn từ đâu?
benh gut4

Ảnh minh họa

Các nguyên nhân làm gia tăng bệnh gout bao gồm ăn nhiều thực phẩm chứa purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê, thịt thú rừng...), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc...), trứng gia cầm (nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn), thực phẩm giàu đạm khác (thịt heo, thịt chó, thịt gà, thịt vịt... cá và các loại thủy sản như lươn, ếch...).

 

Uống nhiều bia, rượu, cà phê làm tăng acid uric trong máu và dễ lắng đọng urate tại khớp. Uống nhiều nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì.

Gout cũng có thể là do gen. Nếu như thành viên trong gia đình bạn (đặc biệt là bố và mẹ) mắc gout, thì phần trăm cao là bạn cũng có thể mắc bệnh này.

Các bệnh lý tại thận (suy thận, viêm cầu thận,…) làm giảm chức năng lọc thải acid uric ra khỏi cơ thể khiến sự tích tụ acid uric ngày ngày nhiều. Các bệnh lý về tim mạch: huyết áp cao, bạch cầu cấp,…

- Một số thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ acid uric trong máu: thuốc ức chế tế bào điều trị các bệnh ác tính, Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị cao huyết áp,…

- Tuổi tác và giới tính cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn nữ giới, đặc biệt là trong độ tuổi 30 - 60.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm