Việt Nam có loại củ "đen xì" nhưng được mệnh danh tốt ngang nhân sâm, cuối năm tẩm bổ vừa khỏe vừa đẹp lên
Loại ‘lương dược’ rẻ tiền phòng ung thư, mỡ máu, táo bón: Ăn đúng cách còn quý hơn cả nhân sâm / Nhân sâm "đại bổ" nhưng dùng không đúng lại hại sức khoẻ
Tuy bề ngoài củ ấu có màu đen xì, hình dạng lạ lùng, đáng sợ nhưng chỉ cần lột bỏ phần vỏ là đã thấy phần thịt trắng phau, thơm bùi và vô cùng bổ dưỡng.
Nghiên cứu cho thấy, cứ 100g củ ấu thì lại có 4,5g albumin; 0,1g chất béo; 19,7g chất đường các loại; 0,19g vitamin B1;0,06g vitamin B2; 13mg vitamin C; 0,7mg sắt...
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Việt Nam) cho biết, trong Đông y thì củ ấu là vị thuốc quen thuộc, nó có vị ngọt, tính mát. Tất cả các thành phần của cây củ ấu đều có thể tận dụng để làm thuốc trị bệnh. Công dụng ích khí kiện tỳ (ăn chín); thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát (ăn sống).
Đó là lý do vì sao củ ấu được nhiều người mệnh danh là "nhân sâm của người nghèo", tuy bề ngoài giản dị nhưng lại có thể chữa được nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp.
Những món ăn, bài thuốc có tác dụng trị bệnh từ củ ấu - cuối năm nên tận dụng để khỏe đẹp hơn1.Ngủ ngon hơn
Cách làm: Thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 20g, câu kỷ tử 10g, hoàng cầm, cam thảo sắc lên uống. Ngày 2 lần uống khoảng 1 tuần.
2. Trị kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, đau rát hậu môn
Cách làm: Dùng 250g củ ấu, nấu chín trong 1 giờ. Sau đó ép lọc lấy nước, cho thêm đường, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Tất cả các thành phần của cây củ ấu đều có thể tận dụng để làm thuốc trị bệnh. Công dụng ích khí kiện tỳ (ăn chín); thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát (ăn sống).
3. Tiêu chảy, mệt mỏi, mất sức
Cách làm: Củ ấu già 150 luộc chín, bóc bỏ vỏ ăn, mỗi ngày 2 lần.
4. Chữa trúng nắng, giải các chất độc của thuốc
Cách làm: Dùng lượng củ ấu tươi vừa đủ, đem đi giã, vắt lấy nước cốt uống càng nhiều càng tốt.
5. Chữa rôm sẩy, da mặt khô sạm
Cách làm: Lấy 1 lượng củ ấu tươi đi giã, vắt lấy nước cốt xoa lên chỗ rôm sẩy hoặc da mặt để trị khô sạm.
6. Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt
Cách làm: Dùng 3-4 củ ấu đem sao cháy, sau đó đem đi sắc uống 01 thang/ngày.
7. Viêm loét dạ dày
Cách làm:Thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, bạch cập10g, hồng táo 15g, gạo nếp 100g, mật ong 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Đây cũng là món ăn từ củ ấu tốt cho những người bị ung thư dạ dày.
8. Trị đại tiện ra máu
Cách làm:Vỏ củ ấu 60g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g. Sắc uống 2 lần trong ngày.
Củ ấu tốt nhưng cần ghi nhớ một số lưu ý sau1. Không nên ăn quá nhiều một thời điểm vì củ ấu có tính mát dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng và đau bụng. Bạn có thể dùng 50 – 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh, cháo…
2. Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống.
3. Sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền vì sẽ có cảm giác khó chịu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn