Đời sống

Vợ bị chồng bạo hành không cho đi làm, cách ly khỏi người ngoài đến mức phải cầu cứu tòa án

Chia sẻ với tòa án, người vợ cho biết, cô đã phải sống trong sự bạo hành cả về thể xác và tinh thần suốt nhiều năm khi người chồng luôn cách ly cô với người ngoài và chỉ đôi lần cho liên lạc bằng điện thoại với bố mẹ.

Vô tình nghe cuộc trò chuyện của mẹ chồng và chị dâu, em đắng lòng khi biết vì sao mình lại được ưu ái nhiều đến vậy / Vừa ký giấy ly hôn, vợ đứng không vững chứng kiến hành động của chồng ngay sau đó

Một người phụ nữ ở Trung Quốc đã được tòa án cấp lệnh bảo vệ sau khi người chồng bạo hành cấm cô làm việc và cách ly cô với gia đình và bạn bè. Ảnh: SCMP/Shutterstock/Weibo

Theo SCMP, mới đây, một tòa án ở Bắc Kinh đã cấp lệnh an toàn cá nhân cho một người phụ nữ họ Lệ (Li) để bảo vệ cô khỏi sự bạo hành của người chồng. Được biết, Lệ đã phải sống nhiều năm trong sự bạo hành của chồng cả về thể chất và tinh thần khi anh ta cấm cô đi làm việc, thậm chí xóa cả danh bạ điện thoại.

Theo trang btime.com cho hay, hành vi cấm đi làm và không cho sử dụng điện thoại của người chồng, mang họ Trương (Zhang) chính là những giọt nước tràn ly khiến chị Lệ đã phải đệ đơn cầu cứu đến tòa án. Lệ cũng cho biết, kể từ sau khi kết hôn, người chồng đã ngay lập tức cấm cô giao tiếp với bạn bè.

Theo nữ thẩm phán tòa án địa phương Trần Phong Uyên (Chen Fengyuan) cho biết, Trương lấy lý do “vì tình” làm cái cớ để hạn chế mọi quyền tự do của vợ. Anh ta chỉ cho phép chị Lệ tiếp xúc duy nhất với cha mẹ của mình.

Mặc dù chị Lệ luôn cảm thấy cay đắng và tổn thương vì liên tục bị chồng bạo hành nhưng cô cho biết, vẫn luôn tha thứ cho chồng mỗi lần anh ta hối hận và quỳ xuống để xin lỗi.

Nữ thẩm phán Trần Phong Uyên kể lại với phóng viên về câu chuyện của chị Lệ. Ảnh: Weibo.

Tuy nhiên, khi tình hình ngày một căng thẳng, Lệ càng lúc càng không thể khoan dung được với chồng và đỉnh điểm là cô phải xin cấp giấy bảo vệ an toàn cá nhân từ tòa án.

 

Sau khi lực lượng chức năng vào cuộc, nhiều bằng chứng cho thấy đầy đủ những vụ bạo hành của Trương đối với vợ. Chính vì vậy, tòa án ngay lập tức đã cấp lệnh bảo vệ cho Lệ đồng nghĩa với việc Trương sẽ không được phép đánh đập, lăng mạ hay đe dọa vợ.

Câu chuyện của chị Lệ và chồng sau khi được đăng tải đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng đại lục và thu hút gần 1 triệu lượt xem trên Weibo vào thời điểm viết bài.

Nhiều người tỏ ra phẫn nộ trước hành động của Zhang, cho rằng anh ta là kẻ thích kiểm soát, thậm chí là một kẻ tâm thần.

Hoàn cảnh của người phụ nữ đãcư dân mạng phẫn nộ vàlên án hành vi của gã chồng. Ảnh: weibo

"Tại sao cô ấy không nộp đơn ly hôn?", một người đặt câu hỏi trong khi người thứ ba cũng khuyên Lệ nên sớm rời bỏ mối quan hệ này càng nhanh càng tốt.

Tại Trung Quốc, những lệnh bảo vệ từ tòa án giống như một lệnh cấm và trở thành một công cụ nhằm giúp các nạn nhân trong cuộc chiến chống lại nạn bạo lực gia đình. Thông thường, một lệnh bảo vệ sẽ có hiệu lực trong khoảng 6 tháng. Theo Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, kể từ năm 2016 đến nay, đã có khoảng 15.000 lệnh bảo vệ như vậy được ban hành.

 

Vào tháng 10 vừa qua, một tòa án địa phương ở miền trung Trung Quốc cũng đã cấp lệnh bảo vệ an toàn cá nhân cho một người phụ nữ khi người này quay lại với gã chồng bạo lực của mình để rồi tiếp tục phải chịu những hành vi bạo hành giống trước đó.

Hay như hồi tháng 5 năm ngoái, một tòa án ở miền nam Trung Quốc đã cấp quyền bảo vệ tương tự cho một người đàn ông 49 tuổi đối với vợ anh ta khi người này cho rằng người phụ nữ liên tục bạo hành thể xác anh ta.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm