Vo gạo bên trong và những sai lầm khiến nồi cơm điện mới mua đã nhanh hỏng
Gân bò kho hầm mềm, ngấm vị đậm đà tuyệt ngon / Cánh gà chiên giòn rụm, món ăn chơi đổi vị cuối tuần
Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi
Để tăng tính tiện dụng, nhiều người dùng có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện và tin rằng đây là hành động vô hại. Tuy nhiên, với lòng nồi có chống dính hay không thì nhà sản xuất đều có lớp bảo vệ cho bề mặt lòng nồi để chúng nấu ăn an toàn với người dùng.
Vì thế việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn khiến nó nấu ăn mất an toàn, đặc biệt với nồi chống dính. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó trút gạo vào nồi cơm điện và thêm nước trước khi nấu.
Ảnh minh họa
Không lau khô lòng nồi trước khi nấu
Hành động này gián tiếp gây tổn hại rơ le nhiệt của nồi cơm điện vì nước có thể gây cháy xém hay đen thành vỏ nồi và mâm nhiệt đáy dẫn đến giảm tính thẩm mỹ và nguy cơ chập cháy khi rò rỉ điện, giảm độ bền của nồi.
Người dùng nên ghi nhớ luôn lau khô mặt ngoài lòng nồi cơm điện trước khi nấu để bảo vệ nồi cơm nhà mình được an toàn và bền lâu.
Đặt lòng nồi vào nồi nấu bằng 1 tay
Với thiết kế thường hơi lõm của lòng nồi cơm điện, việc đặt chúng vào nồi nấu bằng một tay dễ khiến rờ le nhiệt tiếp xúc không đều dẫn đến cơm bên sống bên chín. Ngoài ra hành động này còn dễ làm hỏng rờ le nhiệt do tiếp xúc, khiến nồi cơm điện hoạt động không còn ổn định.
Hãy nhẹ nhàng đặt lòng nồi vào nồi nấu bằng 2 tay, xoay nửa vòng trái/phải để rờ le tiếp xúc đều, cơm chín ngon.
Nhấn nút "Cook" nhiều lần
Khi muốn hâm nóng cơm liên tục, tạo cơm cháy hay khi ninh/hầm/làm bánh với nồi cơm điện cần nhấn nút "Cook" nhiều lần để nồi đạt mức nhiệt như ý... Việc này dễ khiến lờn rơ le nhiệt nồi cơm, khiến nó bị nhảy nút quá sớm (cơm sống) hay quá trễ (làm cơm khê).
Nên hạn chế tối đa việc phải nhấn nút "Cook" nhiều lần mỗi khi sử dụng nồi cơm điện.
Sử dụng sai chức năng nồi cơm điện
Nếu không phải là nồi cơm điện tử đa chức năng nấu, các nồi cơm điện cơ thông thường chức năng chính chỉ để nấu và hâm nóng cơm, một số có thêm chức năng nấu cháo/hấp rau củ hay bánh.
Như vậy, việc nhiều người dùng tận dụng chiếc nồi cơm điện cơ nhà mình để ninh, hầm hay làm một số món bánh đòi hỏi mức nhiệt cao khiến phải nhấn nút "Cook" nồi cơm điện nhiều lần. Như đã nói hành động này lâu ngày sẽ khiến rờ le nhiệt bị lờn, là nguyên nhân khiến nồi nấu cơm bị sống hay bị khê.
Nên sử dụng đúng chức năng nồi cơm điện để nó hoạt động bền bỉ và an toàn. Nếu nhu cầu nấu nướng đa dạng và thường xuyên, có điều kiện bạn có thể xem xét trang bị nồi cơm điện tử với nhiều chức năng nấu rất tiện dụng và nấu cơm ngon.
Dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị điện có công suất cao
Lò vi sóng, lò nướng... những thiết bị điện có công suất cao cần có ổ cắm riêng để đảm bảo an toàn điện.
Nồi cơm điện cũng cần có ổ cắm riêng biệt với các thiết bị trên để tránh trường hợp chập cháy, điện áp không ổn định ảnh hưởng liên hoàn tới các thiết bị chung nguồn điện.
Sử dụng các dụng cụ bới cơm bằng kim loại
Chúng sẽ làm trầy xước lớp chống dính nồi cơm điện. Bạn nên dùng muỗng, đũa bới cơm bằng gỗ hoặc nhựa để bảo vệ nồi cơm điện nhà mình.
Vệ sinh khi lòng nồi còn nóng
Có đôi khi người dùng vô ý ngâm luôn lòng nồi cơm điện vào nước khi nó vẫn còn đang nóng ngay sau khi vừa dùng hết cơm hay vừa dùng nồi để ninh, hầm cho tiện vệ sinh.
Việc làm này sẽ gây tổn hại với những nồi có chống dính vì gây ra hiện tượng sốc nhiệt, dễ làm hư hại và bong tróc lớp chống dính bề mặt nồi. Khi đó nồi cơm điện nấu ăn sẽ không còn an toàn.
Nên để nồi nguội hẳn sau đó mới vệ sinh. Nếu sợ khó làm sạch các vệt thức ăn bám dính hay cơm cháy, có thể ngâm nồi với nước ấm và nước rửa chén cho mềm vết dơ rồi vệ sinh.
Không vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên và đúng cách
Vệ sinh nồi cơm điện không chỉ là vệ sinh lòng nồi mà còn là lau mặt ngoài nồi; vệ sinh nắp trong, van thoát hơi, khay hứng nước thừa (lâu ngày dễ bị mốc hay gây mùi hôi ảm vào cơm).
Vệ sinh bên trong vỏ nồi để loại bỏ vệt thức ăn hay dầu mỡ, cặn bẩn rơi vãi bên trong và vướng vào rờ le cũng như khe hở ở đế cảm biến nhiệt đáy nồi.
Nhiều người dùng không để ý và chỉ vệ sinh lòng nồi sau khi sử dụng. Nồi cơm điện lâu ngày không được làm sạch toàn diện không chỉ giảm độ mới mà còn có thể giảm chất lượng và mùi vị cơm nấu ra.
Ngoài ra khi vệ sinh nên dùng miếng cọ rửa mềm, không có thành phần kim loại kể cả khi rửa nồi không chống dính để bảo vệ lớp bề mặt nồi sáng bóng, không bị trầy xước và nấu ăn an toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!