Đời sống

Vợ không đẻ được chồng đòi ly hôn, 2 năm sau gặp lại trong viện, anh tái mặt khi nghe y tá nói

Chồng tôi nghĩ vợ không có khả năng mang bầu, anh sống buông thả, vô trách nhiệm với gia đình. Lương lậu có bao nhiêu anh đưa hết mẹ giữ, mọi chi tiêu sinh hoạt gia đình, một mình tôi lo.

Sau ly hôn, tôi làm quen một người đàn ông khác nhưng bất ngờ tột độ khi phát hiện tờ giấy trong ví gã / Được cho tiền tỷ mua nhà ở riêng, con dâu đùng đùng muốn ly hôn khi biết điều kiện của mẹ chồng đưa ra

Kết hôn 2 năm chưa có bầu, tôi sốt ruột giục Tuấn đi khám nhưng anh một mực không chịu, còn bảo:

“Anh cao to khỏe mạnh như thế này, chẳng có vấn đề gì. Nguyên nhân chắc chắn ở em”.

Không thuyết phục được chồng, tôi tự đi khám 1 mình. Kết quả sức khỏe sinh sản hoàn toàn bình thường. Song mang giấy khám về, anh vẫn quả quyết cho rằng bản thân sức khỏe sinh sản ổn, không cần khám xét.

Vợ không đẻ được chồng đòi ly hôn, 2 năm sau gặp lại trong viện, anh tái mặt khi nghe y tá nói - 1

Chồng tôi nhất quyết không chịu đi khám sức khỏe sinh sản. (Ảnh minh họa)

Bởi chồng không chịu hợp tác, tôi đành tự mình cố gắng thuốc thang tẩm bổ để tăng khả năng thụ thai cho mình. Rồi 4 năm trôi qua, thấy tôi không có “động tĩnh”, cả nhà chồng đều quay “mũi nhọn” chỉ trích, đổ lỗi tại con dâu. Mặc cho tôi giải thích, mang cả giấy khám sức khỏe ra để chứng minh và thuyết phục chồng đi khám mới biết nguyên nhân ở đâu. Vậy mà mẹ chồng tôi cay nghiệt mắng:

“Con trai tôi đẻ, tôi nuôi, sức khỏe nó thế nào tôi phải biết rõ hơn ai hết. Chỉ do nhà tôi vô phúc cưới phải nàng dâu không biết đẻ mớithế này”.

Cộng thêm chồng tôi nghĩ vợ không có khả năng mang bầu, anh sống buông thả, vô trách nhiệm với gia đình. Lương lậu có bao nhiêu anh đưa hết mẹ giữ, mọi chi tiêu sinh hoạt gia đình, một mình tôi lo. Cuối tháng hết tiền, vợ giục đưa, anh cười nhạt đáp:

“Tôi với cô chưa con cái thì cứ sống theo kiểu thân ai người ấy lo. Cô đã được ở không trong nhà tôi rồi, còn đòi hỏi gì thêm nữa?”.

Tủi thân, hụt hẫng nhưng tôi vẫn cố nhẫn nhịn, nghĩ rằng chỉ cần mang bầu, sinh được cho anh đứa con thì tất cả mọi thứ sẽ ổn. Nhưng bước sang năm thứ 4 sau cưới, tôi phát hiện anh có bồ, mọi hy vọng trong tôi tắt lụi. Cay đắng hơn, anh còn thẳng thừng tuyên bố:

 

“Vợ không biết đẻ như cô không có quyền đòi hỏi tôi chung thủy. Tôi thích ra ngoài với ai cũng được, miễn người ta sinh con được cho tôi. Còn cô không chấp nhận được thì ly hôn”.

Nhận thấy cuộc hôn nhân này không còn gì luyến tiếc, tôi quyết định nộp đơn ra tòa, giải phóng cho bản thân.

Ngay sau khi li dị, Tuấn kết hôn với người tình. Nhà anh tổ chức tiệc cưới linh đình, làm cả trăm mâm cỗ, ăn uống rình rang mấy ngày trời. Còn tôi, sau đổ vỡ suy sụp mất 1 thời gian. Hơn 1 năm sau thì tôitái hôn. May mắn chồng mới của tôi tâm lý, thương yêu vợ nên cuộc sống hôn nhân khá yên ấm. Mừng hơn cả là sau cưới vài tháng tôi dính bầu luôn khiến hạnh phúc càng thêm trọn vẹn.

Vài ngày trước tôi cùng chồng vào viện khám thai, lúc ngồi ngoài đợi kết quả vô tình lại gặp Tuấn cũng đưa vợ đi khám. Thấy tôi ngồi đấy, anh cười mỉa hỏi:

“Lại đi khám vô sinh hả? Tôi bảo rồi, cau điếc như cô có chữa hết núi tiền cũng không đẻ được đâu. Khám xét làm gì cho tốn kém”.

 

Vợ không đẻ được chồng đòi ly hôn, 2 năm sau gặp lại trong viện, anh tái mặt khi nghe y tá nói - 2

Tôi cùng chồng vào viện khám thai, lúc ngồi ngoài đợi kết quả vô tình lại gặp Tuấn cũng đưa vợ đi khám. (Ảnh minh họa)

Vì tôi cũng mới có thai được 2 tháng, bụng chưa lộ nên anh ta không nhận ra. Có điều thái độ của chồng cũkhiến tôi chán chẳng buồn nói lại. Đúng lúc đó y tá mở cửa đi ra trả kết quả, đọc tới tên tôi, bác sĩ dặn:

“Thai phụ mang thai đôi, cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, đi lại cũng phải cẩn thận nhé!”.

Tuấn nghe bác sĩ nói, mặt tái nhợt, miệng ú ớ không nói được thêm câu nào. Chồng tôi ngồi bên đỡ vợ đi về miệng liên tục động viên:

 

“Mang thai đôi, vất vả nhân đôi. Vợ chịu khó nhé, anh sẽ ở bên chăm vợ thật chu đáo”.

Vợ chồng tôi cứ vậy bước đi để lại Tuấn phía sau, mặt nghệt thất thần. Nghe đâu anh ta tái hôn từ đó tới giờ vợ cũng vẫn chưa mang bầunên hôm đó đưa nhau đi khám. Tôi cũng chẳng muốn biết quả của họ thế nào, chỉ cần biết bản thân sắp được làm mẹ, hôn nhân hiện tại hạnh phúc vẹn tròn, thế là đủ.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang song thai

- Mẹ bầu mang song thai cần được bồi bổ nhiều hơn

Để đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi một cách tốt nhất thì cơ thể người mẹ yêu cầu phải dung nạp năng lượng gấp đôi so với những bà mẹ mang thai đơn. Nếu bổ sung quá ít hàm lượng chất dinh dưỡng và năng lượng sẽ làm tăng lên nguy cơ sảy thai, bé sinh không đủ cân nặng hay hiện tượng sinh non. Bên cạnh đó bé sinh ra não khó có thể hoạt động một cách tối ưu hay mắc phải một số loại bệnh như cao huyết áp, béo phì, động mạch vành,…

 

- Không để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước

Việc đảm bảo lượng nước trong thai kì có thể tăng lượng nước quanh bào thai, nhu cầu lượng máu tăng cao trong cơ thể người mẹ và giảm những nguy cơ nhiễm trùng trong hệ thống đường tiết.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc không bổ sung nước đầy đủ trong những tháng đầu thai kì có thể khiến nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn quanh cổ và nồng độ phân su tăng cao hơn bình thường. Do đó, mẹ bầu mất nước dẫn đến những cơn co thắt và chuyển dạ sinh non ở những bà mẹ bầu mang song sinh.

- Mang song thai dễ bị chảy máu âm đạo hơn

Chảy máu âm đạo được xem là dấu hiệu nguy hiểm nhất là đối với 3 tháng đầu trong thai kì, điều này cho thấy dấu hiệu sảy thai hoặc trường hợp mang thai ở ngoài tử cung. Tuy nhiên có một điều cần được nói ở đây đó chính là chảy máu âm đạo rất phổ biến ở những trường hợp mang bầu song thai vì vậy nếu thấy dấu hiệu của những cơn co thắt hay những cục máu đông chúng ta cần đến ngay những cơ sở y tế, phòng khám sản khoa để kiểm tra thai kì một cách nhanh chóng.

 

- Những chuyển động thai nhi khó cảm nhận hơn

Thông thường, bà mẹ mang đơn thai ở những tuần thứ 16-20 của thai kì đã có thể cảm nhận được những chuyển động và cú đạp từ bé. Tuy nhiên khi mang thai đôi vì nhỏ và vị trí chật hẹp hơn nên chúng ta không thể dễ dàng để cảm nhận được những điều này.

- Nguy cơ tiền sản giật

Các nghiên cứu thống kê đã chỉ ra, những mẹ bầu mang thai đôi có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn rất nhiều so với những bà bầu khác. Tình trạng này bắt đầu với những triệu chứng như hàm lượng protein trong nước tiểu cao, huyết áp tăng so với người bình thường. Ngoài ra bệnh có những biểu hiện phù nề chân tay, mặt… Mẹ bầu cần tới gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ về tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

- Hiện tượng chuyển dạ sớm hơn

 

Cũng theo nhiều thống kê thực tế cho thấy rằng những bà mẹ mang thai đôi thường sinh con ở tuần từ 36 hoặc 37 của thai kì thay vì tuần thứ 40 như bình thường. Những cặp song sinh nếu chào đời sau 34 tuần thì được xem là an toàn nhưng chúng cũng có thể gặp phải những nguy cơ xấu về đường hô hấp bởi chúng chào đời sớm hơn dự tính vì vậy mà bộ phận hô hấp chưa được phát triển một cách toàn diện.

Những mẹ bầu khi mang thai đôi cần theo dõi thai kì sát sao và đến ngay những cơ sở y tế để kiểm tra nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường.

- Video nhờ đồng nghiệp chở đi khám thai, tôi chết lặng khi thấy hành động của chồng.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm