Thực đơn những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết, mẹ đảm nhất định phải nấu ngay cho cả nhà
Khoai tây nấu theo cách này mới là chuẩn nhất, chỉ 5 phút có ngay món ngon ngây ngất / 'Bỏ túi' các món ngon mỗi ngày với nguyên liệu đơn giản dễ làm nhất dành cho các chị em bận rộn
Dưa giá
Với đặc tính mát, vị giòn ngon nên món dưa giá được rất nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong những ngày Tết.
Dưa giá ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho hột vịt vì tác dụng giải ngấy rất hiệu nghiệm trong ngày Tết. Thành phần chủ yếu tạo nên món dưa giá bao gồm giá, hẹ, cà rốt, rất bổ dưỡng cho cơ thể.
Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày Tết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành.
Giò
Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết Âm lịch nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt.
Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
Thịt heo hâm nước mắm
Người miền Trung sau khi luộc chín thịt heo sẽ ngâm với nước mắm pha đường. Từng hũ thịt to sẽ để ngâm 3 ngày cho thịt ngấm rồi mới đem ra dùng ngày Tết.
Khi bày ra mâm, người nội trợ sẽ thái mỏng thịt heo ra ăn kèm dưa món, rau thơm và hoặc cuốn cùng bánh đa nem như dùng các loại gỏi. Thịt heo thơm vị nước mắm có vị mặn, ngọt vừa ăn rất hấp dẫn.
Bánh tét
Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung gói bằng lá chuối.
Mặc dù giống nhau về nguyên liệu nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Nhờ sự đơn giản của bánh mà người ăn có thể cảm nhận rõ rệt vị ngon của từng nguyên liệu bên trong, rất ngon và hấp dẫn.
Tôm chua
Món ăn có thể tìm thấy ở các siêu thị và nhiều vùng miền, song ngon trứ danh lại phải kể đến tôm chua xứ Huế. Mọi dịp lễ, Tết, người dân xứ Huế thường ăn tôm chua kèm cơm nóng, các loại gỏi cuốn hoặc chấm thịt heo luộc thái mỏng.
Vị chua cay, ngọt bùi của tôm chua, thịt, riềng, tỏi, ớt bột, nước mắm. Người dân xứ Huế không cần chọn những loại tôm to mà sử dụng tôm đồng, tôm nước ngọt vỏ mỏng. Tôm sẽ được sơ chế và ngâm với các loại từ 5-7 ngày trước khi sử dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được