Đời sống

Vợ ốm nằm liệt giường, chồng để bát đĩa nguyên ngày không rửa với lí lẽ "chuyện của đàn bà”, vợ ra “chiêu độc” khiến anh ta cun cút chạy đi làm ngay

Anh nghe em nói cũng ậm ừ vậy nhưng vẫn liên tục cầm điện thoại chứ chưa có hành động làm ngay. Em vào giường đi ngủ.

Trước khi mất, mẹ tôi rút một phong bì dưới chiếu và để lại lời trăng trối khiến tôi hận vợ chồng anh trai thấu xương / Sinh nhật vợ, chồng đặt tiệc linh đình ở nhà hàng nhưng lời chúc lãng mạn của anh lại ẩn chứa bí mật không tưởng

Lấy phải đàn ông gia trưởng không phải là không có chiêu bài để xử lý. Đôi lúc, chỉ cần một vài câu nói đúng trọng điểm thôi là cả vấn đề đã được giải quyết rồi. Như câu chuyện của người phụ nữ tên Thương dưới đây cũng vậy. Chuyện như sau:

Chán đời thật sự, chồng em xưa kia luôn quan niệm rằng tất cả mọi việc nhà là của phụ nữ. Anh ấy chỉ có nhiệm vụ công tác xã hội, đi làm rồi về nhà vắt chân lên, tất cả mọi thứ đều của vợ làm.

Hai vợ chồng cãi nhau rất nhiều lần cũng chỉ vì sự vô tâm đó của anh. Anh ấy không đụng tay vào bất cứ việc gì ví dụ như cắm cơm, đổ rác hay thậm chí tắm táp cho con.

Anh ấy gia trưởng, xưa đến giờ đều như thế nên cứ thế làm theo, không mảy may suy nghĩ thương vợ một chút. Điều này khiến em bức xúc vô cùng. Đã vậy, anh còn đi kể với bạn bè với giọng điệu rất hào hứng rằng phụ nữ và đàn ông khác nhau. Có những chuyện đàn ông làm được chứ phụ nữ còn lâu mới làm. Đàn ông là không được quẩn quanh xó bếp, phải làm công to việc lớn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thế nhưng cái tệ hại ở đây là chuyện chồng em nói công tác xã hội chứ kiếm tiền còn thua cả em cơ mà. Anh ấy cứ một mực suy nghĩ ấy, nếu chu toàn được thì chẳng ai nói làm gì. Đây cũng đâu có hơn ai mà suốt ngày chỉ nắm đúng vào một vấn đề đó để nói.

Em cũng là đứa biết suy nghĩ, chẳng bao giờ em đưa lương mình và lương anh ra so sánh đâu. Em biết tiền nong rất dễ gây tổn thương. Mà do em cũng thương chồng, hàng tháng anh đưa bao nhiêu thì biết vậy còn đâu em bù vào được cả. Em làm ra tiền nên chừng đó chi tiêu có là bao. Có lẽ vì được vợ dễ dàng nên chồng em càng được nước".

Trong hôn nhân, hai vợ chồng phải cùng nhịp nhàng phân chia công việc và đừng "khoán trắng" cho ai làm việc gì hết cả. Hai người nên phối hợp để đối phương hiểu hơn về những việc có thể nhỏ nhặt trong nhà.

"Thế nhưng đến khi em ốm, vấn đề mới trở nên to ra. Mà cũng chính vì vấn đề được “sổ toẹt” ra một lần khiến cho em có cơ hội chỉnh lại anh ấy, không để bản thân thêm phần thiệt thòi.

 

Hôm đó em ốm. Vì em ốm nên mẹ chồng em đã qua đưa bé con đi học giúp. Con gái em học sáng đến tối ở trường. Bà cũng bảo luôn là chiều đón hộ chứ đưa về nhỡ lây cho cháu cũng không hay. Xong được chuyện con thì đến chuyện trong nhà. Em ốm mơ mơ màng màng nên chẳng nấu cơm được. Thế nhưng ông chồng em cũng không chịu nấu.

Ừ thì ok, anh không nấu nên em bảo luôn gọi đồ ăn ngoài. Gọi xong hai vợ chồng ăn, có bát đĩa em nhờ anh dọn rửa xuống chứ đồ dùng qua đừng để lâu. Em uống thuốc rồi vào nằm tiếp.

Anh nghe em nói cũng ậm ừ vậy nhưng vẫn liên tục cầm điện thoại chứ chưa có hành động làm ngay. Em vào giường đi ngủ. Gần tối em xuống bếp thì thấy bát đĩa y nguyên, em hỏi luôn tại sao anh không rửa. Chồng em có vẻ chơi game bị thua nên cũng cay cú, quay sang nói to: ‘Rửa gì ba cái công việc của đàn bà, đàn ông công to việc lớn chứ dám sai chồng rửa bát à? Cô không mau khỏe đi mà làm, đừng tưởng ốm thì trốn việc’.

Vợ ốm nằm liệt giường, chồng để bát đĩa nguyên ngày không rửa với lí lẽ: “Chuyện của đàn bà”, vợ ra “chiêu độc” khiến anh ta cun cút chạy đi làm ngay - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Những lời anh nói ra khiến em ‘ba máu sáu cơn’, lúc đó có khi em điên tiết quá mà khỏe cả người luôn đó. Em cũng quay sang nói thẳng:

 

‘À, giờ anh thích chia không? 5 năm cưới nhau em chiều anh quá nên anh cũng không biết suy nghĩ đấy à? Bảo em rửa bát giặt đồ làm việc nhà thì quá đơn giản, giờ máy móc đầy ra. Được rồi, anh thích phân chia nhiệm vụ thì để em vạch rõ.

Bây giờ em làm hết toàn bộ việc nhà nhưng chuyện ngoài xã hội từ tiền ăn tiền học tiền sữa của con, tiền đám cưới đám hỷ, tiền đối nội đối ngoại, tiền mua quà các dịp cho bên nội bên ngoại em sẽ lấy ở anh.

Em là vợ là đàn bà chỉ quẩn quanh xó bếp thôi, không làm ra tiền nữa. Nói trước cho anh biết, với thu nhập bây giờ của anh thì kiếm thêm gấp 3 mới đủ cho gia đình chi tiêu hàng tháng. Ngay tối nay em sẽ lập bảng chi tiêu, anh không tin thì tự mình đi mua sắm, em không đụng tay vào nữa’.

Thấy em làm căng, chồng em thấy ngỡ ngàng nhưng anh chẳng nói được lời nào. Đó là sự thật, từ lúc con sinh ra đến giờ anh ấy đã chi đồng sữa đồng bỉm nào. Tiền học con học trường quốc tế cũng là em cho con đi, anh ấy chỉ có đi làm rồi về nhà, tháng đưa cho vợ vài triệu nên biết gì chi tiêu trong cuộc sống. Giờ em phân chia rạch ròi như thế anh lại bắt đầu thấy hãi.

Sau đó chồng em lúng búng xin lỗi rồi bắt đầu rửa bát. Từ đó trở đi anh khá hẳn lên, không còn cái gì cũng ỷ lại vợ nữa. Em cũng chẳng làm khó nhưng tháng nào cũng đưa bảng chi tiêu cho anh xem. Đôi lúc hôn nhân cũng cần những điều rạch ròi như thế”.

 

Đọc xong câu chuyện mà nhiều người tự rút được kinh nghiệm cho bản thân mình. Chẳng phải đôi vợ chồng nào cũng thấu hiểu trong tất cả mọi chuyện. Cái quan trọng là cả hai phải lên tiếng và lắng nghe nhau. Có những sự phối hợp nhịp nhàng như vậy thì hôn nhân mới hạnh phúc và bền chặt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm