Đời sống

Vừa ăn cơm xong, chớ dại mà uống ngay 4 loại nước này để "ôm họa" cho các bộ phận của cơ thể

Nhiều người khi ăn no xong thường có thói quen thưởng thức vài tách trà, một cốc nước mát lạnh... mà không biết thói quen này có thể gây hại cho chính sức khỏe của cả gia đình.

Những dấu hiệu ở tay, chân cảnh báo thận của bạn đang có vấn đề, hãy đi khám ngay trước khi quá muộn / Vết loét trong miệng tưởng chừng bệnh thông thường nhưng lại có thể là dấu hiệu ung thư

Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người bởi nó chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khoảng thời gian 30 phút - 1 tiếng sau khi ăn cơm là lúc cơ thể dễ bị tổn thương nhất, do lúc này hệ tiêu hóa đang tiến hành công việc tiêu thụ thức ăn, nếu bạn hoạt động mạnh hoặc bổ sung thêm các thực phẩm không phù hợp thì có thể gây hại cho dạ dày và ruột.

an-com-07171327.jpg

30 phút - 1 tiếng sau khi ăn cơm là lúc cơ thể dễ bị tổn thương nhất.

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng, sau bữa ăn bạn không chỉ cần tránh đi ngủ, đi tắm ngay mà còn nên từ chối 4 loại nước uống sau đây.

4 loại nước tuyệt đối KHÔNG nên uống sau khi ăn cơm

1. Không uống trà xanh sau khi ăn cơm no

Với người Việt Nam, trà xanh có thể nói là loại nước uống dân dã và quen thuộc nhất. Vị thơm của trà giúp chúng ta có một tinh thần thoải mái. Đồng thời, trà xanh còn được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch.

Tuy nhiên, thói quen uống nước trà ngay sau bữa ăn là một thói quen gây hại cho hệ tiêu hóa mà rất nhiều người Việt Nam đang mắc phải.

tra-dao-nhat-ban.jpg

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), mọi người cần phải bỏ ngay thói quen uống trà ngay sau bữa ăn vì trong trà có chứa chất tannin có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, chúng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

 

Đặc biệt, nếu bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ, đạm mà uống trà xanh thì sẽ gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu. Những người đang mắc viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản mà uống trà sau bữa ăn thì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

2. Không uống nước lạnh khi ăn no

Uống đồ lạnh sau bữa cơm là thói quen của nhiều người trẻ, tuy nhiên nếu đồ uống lạnh quá mức có thể khiến các vi mạch trong dạ dày và ruột co thắt lại từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa tức thì.

Với người trung niên, cao tuổi, dạ dày và ruột thường nhạy cảm với đồ lạnh hơn. Việc uống đồ lạnh ngay sau khi ăn có thể gây ra co thắt dạ dày, gây đau bụng, tiêu chảy hoặc khó tiêu. Hơn nữa, việc bạn uống nước sau khi ăn cũng sẽ làm loãng axit trong dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa và gây đầy hơi. Nếu muốn uống, bạn nên chờ ít nhất 1 giờ sau khi ăn cơm.

3. Không uống nước trái cây

 

Nước ép trái cây rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng cung cấp lượng chất xơ, vitamin dồi dào. Thế nhưng uống nước ép khi đang no lại gây ra những hậu quả khó lường. Nước ép trái cây chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột…điều này sẽ khiến cơ quan tiêu hóa làm việc quá sức.

Hơn nữa, khi đang ăn no mà uống nước ép trái cây lạnh sẽ khiến nhiệt độ dạ dày thay đổi đột ngột gây co mạch, ảnh hưởng đến tiêu hóa và nhu động ruột của dạ dày, thậm chí có thể gây co thắt dạ dày.

ssdh-nuoc-cam-ep-e1580730261560.jpg

4. Uống nước dừa sau bữa cơm tối

Nước dừa là một trong những thức uống thiên nhiên lành mạnh nhất hành tinh. Trong nước dừa có chứa nhiều axit lauric, giúp tăng cường khả năng miễn dịch, khởi động quá trình trao đổi chất của bạn và giúp giảm cân hiệu quả.

Chúng sẽ rất tốt khi được uống vào ban ngày. Nhưng do loại nước này có tác dụng lợi tiểu, việc uống nước dừa vào sau bữa tối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Hơn nữa, uống nước dừa khi đang no cũng sẽ tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.

 

Theo NDTV, thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là vào bữa ăn sáng. Ngoài ra, bạn nên nhớ không uống nhiều hơn 3-4 trái một ngày hoặc uống liên tục trong nhiều ngày. Uống nước dừa cần tránh pha thêm đường, đá và các hóa chất khác.

Vậy nên uống nước như thế nào là tốt cho sức khỏe?

Thay vì uống nước sau bữa ăn, tại sao bạn không hình thành thói quen uống 300ml nước ấm trước bữa ăn để tăng cường trao đổi chất, từ đó hệ tiêu hóa sẽ xử lý thực phẩm một cách trơn tru và nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tích mỡ.

nuoc-chanh-am-cong-dung-2.jpg

Thói quen uống 300ml nước ấm trước bữa ăn sẽ giúp tăng cường trao đổi chất.

Theo Healthline, nếu chúng ta hình thành thói quen uống nước khi bụng rỗng thì có thể làm giảm sự thèm ăn và giúp giảm cân hiệu quả. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người uống 2 ly nước trước bữa ăn sẽ tiêu thụ ít hơn 75-90 calo khi ăn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm