5 bộ phận của cá chứa nhiều độc tố không phải ai cũng biết
Nguyên nhân khiến nhiều người ăn rất nhiều nhưng không béo: Có phải bệnh nguy hiểm? / Bố chồng gọi hết các con về ăn cơm rồi đòi đến viện dưỡng lão
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nhiều người có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu chuyên gia vi chất khuyến cáo mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố gây hại cho cơ thể. Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.
Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nuốt mật cá trắm đã bị ngộ độc cấp, thậm chí là tử vong. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Chất nhầy và màng đen trên thân cá
Sau khi sơ chế nội tạng của cá sẽ có một lớp "chất nhầy" trên thân cá xuất hiện. Chất nhầy này chứa nhiều vi khuẩn và chất bẩn, phải dùng dao làm sạch mới hết được. Ngoài ra, bên trong cá còn có một lớp màng đen cần phải dùng dao mới cạo hết sạch được. Nếu không làm sạch thì mùi tanh của cá sẽ khó được khử sạch và ăn vào càng không hề tốt cho cơ thể.
Đầu cá
Nhiều người thực tế rất thích ăn đầu cá, nhưng cá là loài vật sống ở môi trường nước. Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nhiều nơi hiện tại rất nghiêm trọng, từ đó dẫn đến hàm lượng kim loại nặng trong đầu cá tăng lên nhiều. Vì vậy, nếu muốn ăn đầu cá thì bạn cần đảm bảo mua được cá nuôi nhân tạo, có chất lượng nước đạt tiêu chuẩn chứ không nên ăn đầu cá ở những môi trường có ký sinh trùng, vi khuẩn độc hại.
Mắt cá
Mắt cá tưởng giàu chất dinh dưỡng nhưng thực tế lại không phải vậy! Thậm chí, đây còn là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Một số loài cá có máu đỏ hoặc đốm trắng trên mắt chính là dấu hiệu đáng chú ý khi mua cá mà bạn cần biết.
Não cá
Não cá nằm trên hốc mắt, như một sợi dây màu trắng. Bạn không nên ăn nó vì nơi này chứa nhiều kim loại nặng như thủy ngân, chì từ nước thấm vào cá. Cá sống ở tầng đáy thường chứa nhiều kim loại nặng hơn, trong khi cá sống ở tầng nước trên thì ít hơn.
Những lưu ý khi ăn cá
Cá có thể nhiễm giun, sán do trong quá trình sinh trưởng ăn phải thức ăn ô nhiễm từ môi trường. Trứng sán phát triển trong cá thành các ấu trùng và ngự lâu dài trong nội tạng. Từ đó chúng có thể dễ dàng tấn công qua người, tồn tại trong nhiều năm cũng như phát triển lớn hơn nhiều gây ra tình trạng mệt mỏi, đau bụng nhiều, suy yếu sức khỏe, da vàng vọt, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Tuyệt đối không ăn mật cá bởi phần này của cá cũng rất dễ gây ngộ độc và ảnh hưởng đến tính mạng. Một số loại mật cá trắm, cá chếp được cho là rất nguy hiểm, có thể tác động đến hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp.
Không nên ăn cá sống vì những lý do cá có thể nhiễm giun sán kể trên, ngăn chặn tình trạng ký sinh trùng phát triển. Một số trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến nguy cơ ung thư gan. Tránh ăn các món ăn tươi sống làm từ cá như sushi, gỏi… nếu chưa được chế biến kĩ lưỡng và được kiểm định chất lượng cá.
Cá chiên lâu tạo độ giòn ngon khi ăn. Tuy vậy chiên cá quá lâu có thể khiến mất hết dưỡng chất trong cá. Bên cạnh đó, thường ăn cá chiên cũng không tốt bằng cách chế biến thông thường. Hạn chế ăn cá chiên để bảo đảm sức khỏe, cũng như không chiên cá quá lâu.
Những lưu ý khi ăn cá sẽ giúp bạn có thêm các kiến thức trong việc chọn lựa thực phẩm và có cách ăn đúng phương pháp. Thường xuyên ăn cá sẽ rất tốt cho sức khỏe, nhưng hãy biết cách ăn đúng phương pháp để có thể hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng từ cá nhiều hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh