Vượt hàng trăm km săn "tôm bay", "hốt" bạc triệu mỗi ngày
Cho dây nhôm "bò" trên cây xanh, lãi trên 1 tỷ đồng/năm / Những món rau rừng “đỉnh nhất’, ăn là nghiện của vùng Tây Bắc
Sau mỗi mùa gặt, những tốp người từ Nghệ An lại mang theo dụng cụ săn châu chấu kéo nhau vượt hàng trăm km sang các cánh đồng ở Hà Tĩnh. Chỉ cần vài chục mét lưới quây thành hình chữ U căng lên dưới ruộng lúa đã gặt là đã đủ "thiên lạ địa võng" để bắt loài động vật này.
Khoảng 8h sáng, những người “thợ săn” đã hoàn thành công việc dựng lưới bẫy bắt châu chấu.
Khi những tia nắng đầu tiên hắt lên từng cọng rơm tại cánh đồng thuộc xã Liên Minh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), chúng tôi bắt gặp anh Hồ Văn Vinh (37 tuổi, trú tại xóm 13, xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cùng vợ là chị Nguyễn Thị Linh (35 tuổi) và 2 người bạn đồng hành là ông Nguyễn Ngọc Bình (50 tuổi) và anh Hồ Văn Châu (37 tuổi) có mặt trên bờ để chuẩn bị cho một ngày bắt châu chấu.
Đồ nghề bắt châu chấu của họ khá đơn giản gồm: Chiếc lưới dài 30 mét được quây lại thành hình chữ U, một cuộn dây thừng dài khoảng 50 mét cột các sợi dây ngắn lua tua, 10 cây gậy cao 3 mét để dựng lưới.
Khoảng 8 giờ sáng, chờ những giọt sương đọng trên phần còn lại của cây lúa đã gặt tan trong nắng, nhóm anh Vinh bắt đầu hành nghề.Anh Vinh cho biết: “Theo kinh nghiệm, khi thân cây lúa đang dính sương thì châu chấu sẽ bị dính lại khó thể bật nhảy và bay. Nếu có xuống đuổi thì chúng ít bay được vào lưới đã giăng sẵn”.
Đồ nghề bắt châu chấu khá đơn giản gồm: Chiếc lưới dài 30 mét được quây lại thành hình chữ U, một cuộn dây thừng dài khoảng 50 mét cột các sợi dây ngắn lua tua, 10 cây gậy cao 3 mét để dựng lưới. Khoảng 15 phút, anh Vinh cùng nhóm người hoàn thành công việc dựng lưới để “săn” châu chấu.
Sau khi đã dựng lưới bẫy châu chấu, phân chia nhiệm vụ cho mỗi người thì tiến hành quây thành hình chữ U dưới ruộng lúa đã gặt rồi căng sợi dây thừng dài rà đuổi châu chấu bay vào lưới.
Sau khi giăng lưới xong những người trong nhóm sẽ được phân công cụ thể từng công việc và vị trí đứng. Chị Linh và anh Châu được anh Vinh giao nhiệm vụ đi lên phía trên, cách vị trí dựng lưới khoảng 30m để giăng sợi dây thừng đuổi châu chấu bay về. Dây thừng kéo đến đâu làm lay động cây lúa đến đó khiến châu chấu bay về hướng phía trước.
Khoảng 30 phút sau khi căng lưới, hàng vạn con châu chấu đã ào ào bay vào lưới, cả 4 người xúm lại hạ lưới cho châu chấu vào bao tải buộc lại.
Vừa kéo sợi dây thừng chị Linh cho biết: “Vợ chồng tôi cùng 2 người hàng xóm thức dậy từ 3 giờ sáng, sau khi chuẩn bị xong đồ nghề lên xe máy vượt hơn 100km vào huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) để bắt châu chấu. Đều đặn gần 1 tháng qua, công việc của vợ chồng tôi và 2 người cộng sự là dậy đi từ sáng sớm và về đến nhà khi chiều muộn”.
Châu chấu được thương lái mua với giá rất cao, trung bình từ 70.000 đồng - 120.000/kg. Trung bình mỗi người cũng kiếm được hơn 1 triệu đồng/ngày.
Chị Linh chia sẻ thêm: “Châu chấu được thương lái mua với giá rất cao, trung bình từ 70.000 đồng - 120.000/kg nên sau mùa gặt là người dân ở xã tôi đều kéo nhau đi bắt châu chấu. Có mùa, vợ chồng tôi kiếm được cả trăm triệu đồng chứ không ít, riêng mùa này đi khoảng 20 ngày đã kiếm được 50 triệu đồng rồi”.
Những người “thợ săn” rời cánh đồng thôn Liên Minh sang cánh đồng khác để tiếp tục công việc tìm bắt châu chấu cũng là thời điểm đã gần giờ nghỉ trưa, trời đổ nắng gắt.
Ông Nguyễn Ngọc Bình (ở thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho hay: “Nghề “săn” châu chấu cho thu nhập cao nhưng phải có sức khỏe, dẻo dai mới làm được. Ngoài việc ngồi trên xe máy chạy quãng đường xa thì việc lội ruộng cả ngày khiến hai chân mỏi nhừ, có khi bị chuột rút".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cháu nội mới đầy tháng, mẹ chồng đã đuổi đi vì con gái bà "không chịu được tiếng trẻ con khóc"
Đây là nơi an toàn nhất để giấu tiền khi bạn ra ngoài! Kẻ trộm sẽ không lấy nó nếu chúng nhìn thấy
Chấn động phiên tòa ly hôn: Chiếc ba lô cũ và bí mật ẩn giấu khiến người vợ bật khóc
Mẹ chồng tương lai 'khoe hộp vàng' cưới con dâu: Sự thật đằng sau lời hứa đầy hoa mỹ
Bị sốc trước hành động của mẹ chồng tương lai, tôi quyết định dừng đám cưới
Ở nông thôn xưa có câu: 'Đàn ông sợ đi ủng, đàn bà sợ đội mũ' Tại sao lại nói như vậy?