Đời sống

Vượt qua 'nỗi khổ' giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cần làm gì?

Nhiều chị em cảm thấy tâm trạng thất thường, mất ăn, mất ngủ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Làm cách nào để vượt qua giai đoạn này.

Những bài tập Yoga giúp tăng chiều cao hiệu quả / Những loại vỏ trái cây chống ung thư tốt không thể ngờ

Là tiến trình lão hóa tự nhiên ở phụ nữ

Nhiều phụ nữ tuổi trung niên tỏ ra lo lắng, bối rối khi bước vào giai đoạn mãn kinh. Tâm lý e sợ vì cơ thể có nhiều thay đổi cũng tạo áp lực nhất định cho chị em.

Chị Lê Ngọc Hoa (45 tuổi, Quận 5, TP.HCM) chia sẻ thời gian gần đây tâm trạng thất thường. Chị cảm thấy ăn không ngon, giấc ngủ không sâu, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh. Tâm sự với đồng nghiệp, nhiều người có kinh nghiệm cho biết chị đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nên có những thay đổi này.

Cùng cảnh ngộ với chị Hoa, chị Hà An (quận Bình Tân, TP.HCM) cũng gặp phải những vấn đề bất ổn khi bước sang tuổi 48. Chị thường cảm thấy tủi thân khi chồng, con chưa kịp làm việc nhà chị đã phân công. Kinh nguyệt của chị thất thường và ít hơn trong khoảng 3 tháng gần đây. Chị cũng không có cảm giác với chuyện sinh hoạt chăn gối cùng chồng. Đi khám bác sĩ cho biết đây là những dấu hiệu mãn kinh ở độ tuổi của chị.

Nhiều chị em phụ nữ tỏ ra lo lắng khi bước vào giai đoạn mãn kinh - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Phan Diễm Đoan Ngọc, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), cho biết mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Mãn kinh là khoảng thời gian sau khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng hoạt động hoàn toàn, không còn rụng trứng và sản xuất các loại nội tiết tố. Do đó người phụ nữ không còn kinh nguyệt và cũng không thể mang thai.

Kinh nguyệt có thể ngưng trong một vài tháng và sau đó có lại. Chính vì vậy người phụ nữ được gọi là mãn kinh khi không có kinh trên 1 năm.

Trước đó, phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh trước khi mãn kinh thực sự. Giai đoạn này, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt, khó ngủ, cáu gắt.

Cần làm gì ở giai đoạn tiền mãn kinh?

Tuổi mãn kinh thông thường từ 45 đến 55 tuổi. Mãn kinh không phải là một bệnh mà là sự chuyển tiếp thời kỳ bình thường xảy ra ở tất cả phụ nữ lớn tuổi.

Theo bác sĩ Ngọc, mãn kinh có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Có nhiều người không gặp khó chịu, nhiều người gặp nhiều triệu chứng ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống.

 

Một số thay đổi có thể xảy ra trong thời kỳ trước và sau mãn kinh như: Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt có dấu hiệu thường xuyên hoặc ít hơn, kinh kéo dài nhiều ngày, lượng kinh cũng có sự thay đổi.

Ngoài ra, chị em còn có thể đối mặt với các hiện tượng khó ngủ, bốc hỏa, khô âm đạo, rối loạn tiết niệu, giảm ham muốn tình dục, thay đổi tính khí, tăng cân, tăng mỡ bụng, tóc khô, dễ gãy rụng.

Nồng độ estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh suy giảm cũng có thể dẫn đến hiện tượng loãng xương, xương bị yếu, dễ gãy. Sau giai đoạn mãn kinh, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Vượt qua 'nỗi khổ' giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cần làm gì? - Ảnh 2
Mãn kinh có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách khác nhau - Ảnh minh họa: Internet

Mãn kinh là tiến trình lão hóa tự nhiên ở cơ thể phụ nữ. Để khắc phục các triệu chứng khó chịu giai đoạn này, bác sĩ Ngọc khuyên chị em nên tránh xa các nguồn cơn gây “bốc hỏa” như thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu, cà phê, không hút thuốc lá. Cần duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên vận động, dinh dưỡng cân bằng.

Khi âm đạo bị khô ngứa, giao hợp đau, nên sử dụng một số gen bôi trơn hỗ trợ.

 

Khi các triệu chứng mãn kinh gây khó chịu, phụ nữ cần đi khám để nhận được lời khuyên hợp lý và sử dụng thuốc nếu bác sĩ cảm thấy cần thiết. Bên cạnh đó, cần đi khám tổng quát mỗi 6 tháng để kịp thời phát hiện một số bệnh như như tăng huyết áp, đái thao đường...

Trường hợp phụ nữ bị ra huyết âm đạp sau khi đã mãn kinh trên 1 năm, bác sĩ Ngọc khuyến cáo nếnnên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung hay ung thư cổ tử cung.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm