Warren Buffett chỉ ra sai lầm số 1 của các bậc cha mẹ khi dạy con về tiền bạc
Vị trí nốt ruồi "gọi" quý nhân tới giúp bạn làm giàu, chớ dại mà xoá bỏ / Trắc nghiệm: Chỉ số 'làm giàu không khó' của bạn cao hay thấp?
Nếu có một người hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ em về trách nhiệm tài chính, thì người đó chính là Warren Buffett.
Trước khi trở thành Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, nhà đầu tư huyền thoại này đã kinh doanh từ rất sớm - bắt đầu từ năm sáu tuổi, khi ông mua sáu bịch Coke với giá 25 xu và bán mỗi lon với giá 5 xu. Ông cũng đã từng bán tạp chí và kẹo cao su.
"Cha tôi là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi", Buffett nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào năm 2013. "Điều tôi học được từ khi còn nhỏ từ ông là sớm có những thói quen đúng đắn. Tiết kiệm là một bài học quan trọng mà ông ấy đã dạy cho tôi."
Khi được hỏi về việc nghĩ đâu là sai lầm lớn nhất mà cha mẹ mắc phải khi dạy con cái về tiền bạc, vị tỷ phú nói: "Đôi khi cha mẹ đợi đến khi con cái họ ở tuổi vị thành niên rồi mới bắt đầu nói về việc quản lý tiền bạc, trong khi họ có thể bắt đầu từ khi con họ ở trường mầm non."
Thời gian là một yếu tố
Bạn không hề nhầm: là "Trường mầm non". Theo quan điểm của Buffett, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng 80% sự phát triển não bộ của chúng ta xảy ra vào năm 3 tuổi.
Một nghiên cứu từ Đại học Cambridge cho thấy rằng trẻ em đã có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản về tiền trong độ tuổi từ 3 đến 4. Và đến 7 tuổi, các khái niệm cơ bản liên quan đến các hành vi tài chính trong tương lai thường sẽ được phát triển.
Buffett cho biết: "Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết tầm quan trọng của việc dạy con cái họ về tiền bạc và cách quản lý nó như thế nào. Nhưng có sự khác biệt giữa biết và hành động."
Theo một cuộc khảo sát năm 2018 từ T. Rowe Price, thu thập phản hồi từ 1.014 phụ huynh (có trẻ từ 8 đến 14 tuổi) và hơn 1.000 thanh niên (từ 18 đến 24 tuổi), chỉ 4% phụ huynh cho biết họ bắt đầu thảo luận về chủ đề tài chính với con cái của họ trước 5 tuổi.
30% cha mẹ bắt đầu giáo dục con cái của họ về tiền từ 15 tuổi trở lên, trong khi 14% nói rằng họ chưa bao giờ làm điều đó.
Tỷ phú Warren Buffett.
Những bài học Buffett dạy con cái của mình
Vào năm 2011, Buffett đã giúp khởi động một loạt phim hoạt hình dành cho trẻ em có tên "Secret Millionaire’s Club", bộ phim có sự góp mặt của ông với vai trò là người cố vấn cho một nhóm học sinh.
Chương trình dà 26 tập và mỗi tập đề cập đến một bài học tài chính, chẳng hạn như cách hoạt động của thẻ tín dụng hoặc lý do vì sao phải theo dõi nơi bạn để tiền của mình…
Buffett nói với CNBC: "Tôi đã dạy con của mình những bài học được dạy trong "Secret Millionaire’s Club", chúng là những bài học đơn giản có ý nghĩa trong cả kinh doanh và cuộc sống."
Dưới đây là một số bài học từ chương trình, cùng với lời khuyên từ Buffett về cách dạy chúng cho con bạn:
1. Làm thế nào để trở thành một người có suy nghĩ linh hoạt
Mục tiêu của bài học này là khuyến khích con bạn không bỏ cuộc chỉ vì điều gì đó không hiệu quả trong lần đầu tiên. Khả năng suy nghĩ sáng tạo và vượt trội sẽ có ích khi chúng gặp phải những thách thức tài chính trong tương lai.
Ý tưởng thực hành:
Đến bảo tàng nghệ thuật với con bạn và thảo luận về các phong cách khác nhau của mỗi bức tranh ở đó. Sau đó, bảo chúng vẽ một cái gì đó của riêng mình. Nói chúng suy nghĩ về các dụng cụ vẽ khác nhau ngoài cọ vẽ (ví dụ: bọt biển, tăm bông, ngón tay).
Biến thùng rác của bạn thành kho báu bằng cách đố con bạn tìm ra cách sử dụng mới cho những thứ cũ trong nhà (ví dụ: nắp chai có thể dùng làm cờ đam, hộp ngũ cốc rỗng có thể được biến thành hộp đựng tạp chí). Điều này sẽ giúp dạy chúng cách suy nghĩ chín chắn, tiết kiệm tiền và đồng thời giúp ích cho môi trường.
2. Làm thế nào để bắt đầu tiết kiệm tiền
Như Ben Franklin đã từng nói, "Một xu tiết kiệm được là một xu kiếm được." Để giúp con bạn học cách quản lý tiền của mình, điều quan trọng là chúng phải hiểu được sự khác biệt giữa muốn và cần.
Ý tưởng thực hành:
Cho mỗi đứa trẻ của bạn hai hũ tiền: Một để tiết kiệm và một để tiêu. Mỗi lần chúng nhận được tiền (ví dụ như quà tặng, tiền tiêu vặt, hay vì đã dắt chó hàng xóm đi dạo), hãy nói chuyện với chúng về cách chúng muốn phân chia tiền giữa tiết kiệm và chi tiêu.
Yêu cầu con bạn lập danh sách hoặc tạo một album từ ảnh tạp chí về 5 đến 10 thứ mà chúng muốn mua. Sau đó, xem qua từng món đồ với chúng và đánh dấu xem đó là nhu cầu hay mong muốn (ví dụ: đồ chơi mới là mong muốn, trong khi ba lô mới là nhu cầu cần thiết.)
3. Làm thế nào để phân biệt giữa giá cả và giá trị
Tất cả chúng ta đều sẽ cảm thấy tội lỗi khi phải trả nhiều tiền hơn cho một thương hiệu giày hoặc tiện ích tuyệt vời nào đó khi mà chúng ta có thể có được một mặt hàng có chất lượng tương tự với mức giá thấp hơn.
Ý tưởng đằng sau bài học này là giúp trẻ hiểu các cách khác nhau mà nhà quảng cáo áp dụng để khiến chúng ta mua dịch vụ hoặc sản phẩm của họ, cũng như cách phân biệt đâu là thứ đáng hay không đáng để bỏ tiền ra mua.
Ý tưởng thực hành:
Lập danh sách các mặt hàng bạn cần ở siêu thị, sau đó cùng con bạn kiểm tra các tờ rơi, báo chí và trang web để tìm các mặt hàng có thể được bán trong danh sách. So sánh các mức giá đó và xem cửa hàng nào cung cấp ưu đãi tốt nhất cho một sản phẩm cụ thể.
Cùng con bạn cầm một cuốn tạp chí và chọn một quảng cáo để đánh giá. Hỏi chúng: Cái gì đang được bán? Thông điệp mà quảng cáo đang cố gắng truyền tải là gì? Điều gì thu hút sự chú ý của chúng trong quảng cáo đó? Làm thế nào để thuyết phục chúng mua sản phẩm?
4. Làm thế nào để đưa ra quyết định tốt
Chìa khóa để đưa ra quyết định thông minh là suy nghĩ về cách các lựa chọn khác nhau có thể tác động đến kết quả trong tương lai.
Ý tưởng thực hành:
Buffett đề xuất các quyết định và nói chuyện với con bạn về các quyết định của bạn khi bạn đưa ra chúng, cũng như lý do tại sao. Ví dụ: "Ba mẹ muốn mua một chiếc TV mới, nhưng điều hòa của nhà lại đang bị hỏng và chúng ta cần tiết kiệm tiền để sửa nó. Nếu chúng ta không làm như vậy, mùa hè tới nhà sẽ rất nóng. Khi điều hòa được sửa chữa xong, chúng ta có thể nghĩ đến việc mua TV".
Tập cho con bạn thói quen đưa ra quyết định đúng đắn về cách tiết kiệm tiền. Có thể chúng muốn mua một đĩa DVD. Hỏi xem chúng có thực sự cần hay không hoặc chúng có thể thuê phim từ thư viện.
"Không bao giờ là quá sớm"
Tạo thói quen tài chính lành mạnh cho con bạn là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp đảm bảo chúng có một tương lai thành công.
"Không bao giờ là quá sớm", Buffett nói trong một cuộc hỏi đáp với Yahoo Finance năm 2013. "Giá trị của một đô la, sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn hay giá trị của việc tiết kiệm… tất cả đều là những khái niệm mà trẻ em nên biết từ sớm, vì vậy tốt nhất, bạn nên giúp chúng hiểu được điều đó".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người