Xua tan nỗi lo ốm nghén bằng củ đậu
Năn nỉ hết hơi mẹ chồng mới lên chăm tôi ở cữ, nào ngờ mới ở được 1 tháng, bà chỉ khiến tôi mệt mỏi ấm ức / Chồng chê "con người cô thấp hèn, không xứng đáng làm phu nhân giám đốc", vợ không phản biện nhưng nửa tháng sau anh phải quỵ lụy xin lỗi
Củ đậu thường được dùng để làm món ăn tráng miệng, sử dụng trong các món nộm, salad rất ngon. Ngoài ra, nó còn được dùng như loại hoa quả giải nhiệt rất tuyệt vời cho mùa hè, ăn khi háo nước. Hơn thế, củ đậu còn là loại củ có nhiều lợi ích về sức khỏe. Ăn củ đậu giúp điều hòa hệ tiêu hóa, cải thiện làn da, trị ốm nghén, ...hữu hiệu cho phụ nữ có thai.
Trị ốm nghén hiệu quả
Trị chứng ốm nghén cho bà bầu hiệu quả nhờ củ đậu
Trong thành phần củ đậu có đến hơn 90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột. Ốm nghén khi mang thai thường có những cảm giác buồn nôn và nôn khan rất nhiều. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nên củ đậu là món ăn lý tưởng cho bà bầu trong giai đoạn này, không gây nhạt miệng, chán ăn vì có vị ngon, ngọt tự nhiên.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt.
Chữa trĩ, táo bón
Không chỉ chữa ốm nghén, ăn củ đậu có lợi cho bà bầu bị táo bón, trĩ
Bệnh táo bón và trĩ trong giai đoạn mang thai là nỗi ám ảnh của mẹ bầu để phòng tránh căn bệnh này mẹ bầu nên thường xuyên ăn củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định vì trong củ đậu giàu chất xơ, có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lợi cho đại tiện, ngăn ngừa bệnh táo bón, trĩ ở mẹ bầu.
Làm đẹp da cho bà bầu
Đắp mặt nạ củ đậu có tác dụng trắng da và hiệu quả gấp 2 - 3 lần dưa chuột hay các loại củ quả khác. Củ đậu rất lành tính và không gây kích ứng lên da nên bà bầu có thể đắp mặt hàng ngày, thậm chí, trong những ngày hè nóng bức này, có thể đắp ngày vài lần để dưỡng ẩm cho da.
Lưu ý khi ăn củ đậu
Củ đậu rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên cần chú ý. Trong lá và hạt củ đậu có chứa độc tính là thành phần chất rotenon và tephrosin. Nhiều vùng, người nông dân thường dùng hạt củ đậu giã ra hòa với nước, phun vào cây cối để trừ sâu bọ, rệp. Vì vậy khi ăn phải hạt củ đậu có thể gây ngộ độc, thậm chí toàn thân bị co giật, đau bụng dữ dội, loạn nhịp tim, suy hô hấp, tụt huyết áp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn