Yến Bái: Trồng dâu nuôi tằm thu 60 tỷ, sang năm phấn đấu thu 150 tỷ
Hưng Yên: Trồng dưa vàng, dưa lưới thu 1 tỷ đồng/năm / Đắk Lắk: Đất cằn trồng mít Thái, có cây cho 1 tạ trái, bán 7 ngàn/ký vẫn lời
Không phải cái nôi của nghề tằm tơ canh cửi, thế nhưng cây dâu con tằm đã gắn bó với cuộc sống người dân Việt Thành, Báo Đáp, Tân Đồng… của huyện Trấn Yên cả chục năm nay.
Trấn Yên hôm nay là vựa dâu lớn nhất ở Yên Bái cũng như ở cả miền Bắc với trên 300ha và gần 1.000 hộ tham gia sản xuất. Bình quân mỗi năm, sản lượng kén đạt gần 500 tấn, mang lại nguồn thu trên 60 tỷ đồng.
Nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển rộng tại nhiều huyện trong tỉnh Yên Bái mang lại nguồn thu nhập cho người dân. Ảnh: Minh Huyền
Không còn mạnh ai người nấy làm mà người trồng dâu ở đây đã liên kết tạo thành các nhóm, tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết giữa sản xuất với thu mua chế biến để có hiệu quả kinh tế cao. Xã Tân Đồng là xã vùng sâu, vùng xa của huyện, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Từ khi đưa cây dâu tằm về sản xuất đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Diện tích đất trồng màu, trồng lúa kém hiệu quả, đất ven đồi đã được chuyển đổi sang trồng dâu.
Đến nay, toàn xã đã có trên 100ha dâu với 265 hộ dân tham gia, sản lượng kén bán ra thị trường trên 130 tấn, cho thu trên 20 tỷ đồng.
Hộ anh Lê Văn Tiến ở xã Báo Đáp vốn là hộ nghèo, nay trở thành hộ giàu có nhờ giỏi nuôi tằm. Anh Tiến chia sẻ: "Trồng dâu, nuôi tằm không khó, nhưng nuôi đạt sản lượng cao, chất lượng kén tốt cần phải có những đúc kết kinh nghiệm. Từ trồng dâu, nuôi tằm mỗi năm gia đình tôi có thu nhập trên 300 triệu đồng”.
Toàn xã Báo Đáp đã trồng và phát triển gần trăm ha dâu, cây dâu đang chiếm giữ vị trí số một về giá trị kinh tế với doanh thu trên dưới 20 tỷ đồng mỗi năm. Gia đình bà Lê Thị Lợi ở thôn 12 có 8 sào dâu, sau trừ chi phí mỗi năm cho thu 100 triệu đồng, cao gấp nhiều lần trồng lúa.
Cây dâu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn bất cứ loại cây nào trên đồng đất Trấn Yên. Đó cũng là lý do để Trấn Yên đang tích cực mở rộng diện tích, quy mô trồng dâu nuôi tằm đến năm 2020 đạt 700ha, sản lượng kén đạt trên 1.100 tấn, giá trị thu về đạt 150 tỷ đồng.
Mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh Yên Bái trồng mới 745ha dâu, hình thành vùng sản xuất dâu tập trung có quy mô trên 1.160ha, năng suất kén từ 1,5 lên 2 tấn/ha, sản lượng kén toàn tỉnh đạt 2.340 tấn, giá trị đạt trên 240 tỷ đồng; tạo việc làm mới cho 3.000 lao động với mức thu nhập 50 triệu đồng/người/năm.
Đến năm 2025, Yên Bái tiếp tục trồng 950ha, đưa diện tích dâu lên 2.100ha, sản lượng kén đạt 5.000 tấn, giá trị đạt trên 500 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 5.000 lao động với thu nhập 60 triệu đồng/người/năm…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo