Doanh nghiệp - Doanh nhân

Elon Musk thừa nhận sai lầm vì quá dựa vào robot

Tỷ phú Elon Musk thừa nhận đã đánh giá thấp con người và sai lầm khi ứng dụng tự động hóa quá nhiều trong dây chuyền sản xuất ôtô.

Ông chủ Tesla - Elon Musk, người đã xây dựng hệ thống lắp ráp tự động trong nhà máy của hãng xe này, vừa có một tin tốt lành cho con người. Ông vẫn cần sự giúp đỡ của họ trong sản xuất.

"Tự động hóa quá mức tại Tesla là một sai lầm. Chính xác đó là sai lầm của tôi", vị CEO viết trên trang Twitter của mình vào cuối tuần trước, sau khi CBS phát sóng cuộc phỏng vấn trong đó ông thừa nhận đã đánh giá thấp con người và dùng quá nhiều robot trong nhà máy của Tesla.
Động thái này được cho là một sự nhượng bộ đáng kể của vị tỷ phú 46 tuổi, sau tuyên bố cách đây chưa đầy một năm rằng Tesla đang xây dựng lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các hãng khác nhờ dây chuyền sản xuất tự động hóa cao. 

Một góc nhà máy Tesla tại Fremont, California. Ảnh: Los Angles Times.

Thay vào đó, giờ Tesla đang phải vật lộn để đạt sản lượng xuất xưởng đã đề ra cho mẫu Model 3, mẫu sedan đầu tiên được sản xuất hàng loạt quy mô lớn bằng tự động hóa với giá khoảng 35.000 USD.

Nguyên nhân là tự động hóa quá mức đã kéo giảm năng suất của dây chuyền  Model 3 tại nhà máy Fremont, California. Chính Musk đã phải thừa nhận điều này trong chương trình CBS This Morning.

"Chúng tôi có một mạng dây chuyền sản xuất phức tạp và điên rồ. Chúng không hoạt động hiệu quả và giờ phải thoát ra khỏi mớ bòng bong này", Musk nói.

TimesChuyên gia phân tích Max Warburton đã thấy trước điều này. Ông là tác giả chính báo cáo của Sanford C. Bernstein & Co. công bố hồi tháng trước nói rằng, sự tự tin về việc tự động hóa xuất gần như toàn bộ mẫu Model 3 của Tesla là một sai lầm.

"Tự động hóa toàn bộ dây chuyền đã không thành công. Đã có nhiều nỗ lực thế này trong quá khứ", Max Warburton nhận xét và cho biết cả Volkswagen AG lẫn General Motors đều đã từng thử và thất bại.

 

Tesla mua lại công ty công nghệ tự động hóa sản xuất Grohmann Engineering của Đức vào cuối năm 2016. Hồi tháng 2, Musk nói rằng công ty này đã thiết kế ra một hệ thống tự động hóa mới cho một mô-đun sản xuất tại nhà má pin ở gần Reno, Nevada. Dây chuyền mới này cần được chuyển đến Mỹ vào tháng 3 để nâng cao năng suất.

Trước khi tham gia vào lĩnh vực tài chính, nhà nghiên cứu Warburton chuyên theo dõi các nhà máy sản xuất ôtô trên khắp thế giới cho Viện Công nghệ Massachusetts. Ông cho rằng việc Tesla mua lại Grohmann để ứng dụng các robot Kuka AG vào sản xuất xe điện là bởi hãng được truyền cảm hứng từ nền công nghiệp tự động hóa của Đức. Đối với ông, điều này thật mỉa mai.

"Các nhà sản xuất OEM của Đức truyền thống là những người ủng hộ tự động hóa nhất. Nhưng họ đã đi lùi mấy năm gần đây. Những nhà sản xuất tốt nhất vẫn là Nhật Bản, với nỗ lực tự động hóa có giới hạn. Một nguyên lý trong sản xuất là ổn định dây chuyền và sau đó mới đến tự động hóa. Nếu đặt tự động hóa lên trên hết thì sẽ dẫn đến các lỗi phát sinh về tự động. Chúng tôi tin rằng Tesla đã có được một bài học về những tổn thất vừa qua", chuyên gia này nói.

Đội ngũ kỹ sư của Tesla từng triển khai một dự án có tên Alien Dreadnought, với tham vọng tự động hóa sâu nhà máy Fremont của hãng. Hồi tháng 10/2016, Musk nói rằng dự án sẽ mang đến hiệu quả "rất điên rồ". Ông mô tả nhà máy của mình là nơi "máy làm ra máy".
"Đây là mô hình sẽ rất khó cho các nhà máy khác bắt chước. Tôi sẽ không biết phải làm gì nếu đặt mình vào vị trí của họ", Musk tự tin nói vào tháng 5/2017.

Nên đọc
Theo VnExpress
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo