Thị trường

Gạo Việt đang dần mất thị trường?

(DNVN) – Chỉ vì thiếu thương hiệu, gạo Việt Nam không chỉ “yếu thế” trên thị trường thế giới mà còn có khả năng “thua” ngay trên sân nhà.

Tại Hội nghị Triển khai đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam, được tổ chức sáng 20/10 tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ NN-PTNT vừa thành lập đoàn đi Đức để tìm hiểu thị trường nông nghiệp tại Hội chợ Nông nghiệp do nước này tổ chức, hoàn toàn không có thương hiệu gạo nào của Việt Nam.

Điều đáng buồn là gạo Việt Nam có tại mặt thị trường này nhưng lại mang thương hiệu của nước khác. Các doanh nghiệp ở đây đều mù tịt về các thương hiệu nông sản của Việt Nam, kể cả các sản phẩm chúng ta có thế mạnh như gạo, chè…”, ông Nam chia sẻ.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới, sau Thái Lan và Ấn Độ. Hàng năm xuất khẩu từ...

Nhận định về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam tới quý 1/2016, nhiều chuyên gia cho rằng xuất khẩu gạo sẽ có những tín hiệu tích cực, thậm chí còn có những sức ép về nguồn cung để phục vụ đủ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn, sau quý 1/2016, giá lúa gạo sẽ không lên cao được và có thể giảm nhẹ vì vậy, cần phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất để đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng.

Nhu cầu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam hiện đang có những tín hiệu hồi phục tích cực. Bằng chứng rõ nét nhất là Việt Nam đã thắng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo sang Philippines và khoảng 1 triệu tấn gạo cung cấp cho Indonesia thời gian gần đây.

Chỉ tính riêng sau khi Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo sang Philippines, giá lúa gạo trong nước đã tăng lên 300-400 đồng/kg. Với tình hình như vậy và khả năng cung cầu gạo như hiện nay có thể tin tưởng rằng này từ nay đến quý 1/2016, giá lúa không thấp hơn hiện nay và sẽ có chiều hướng nhích lên.

Gạo Việt đang dần mất thị trường?
Gạo Việt đang dần mất thị trường?

Ông Trần Thanh Nam cho rằng, mục tiêu của đề án là đến năm 2020 phải xây dựng được thương hiệu gạo VN gắn với lịch sử, văn hóa, truyền thống, chất lượng sản phẩm và lợi thế của VN. Thương hiệu này sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại VN và ít nhất là 50 quốc gia khác. Hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia.

Với tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua và những thách thức đặt ra Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 706/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 phải xây dựng được thương hiệu gạo VN gắn với lịch sử, văn hóa, truyền thống, chất lượng sản phẩm và lợi thế của VN. Thương hiệu này sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại VN và ít nhất là 50 quốc gia khác. Hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia.

Theo đó, các sản phẩm gạo trắng, gạo thơm và đặc sản đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo VN tham gia trực tiếp chuỗi giá trị toàn cầu vào năm 2020. Đến năm 2030, phải xây dựng được các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo VN trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm với 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo VN.

Để thực hiện đề án này, Bộ NN&PTNT đã xây dựng năm dự án trọng điểm với tổng kinh phí khoảng 171 tỉ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và sẽ được phân bổ theo phân kỳ thực hiện từng hợp phần, từng giai đoạn cụ thể.

Theo đó, năm dự án trọng điểm gồm: xây dựng và quản lý thương hiệu quốc gia gạo VN, quảng bá thương hiệu gạo VN, xúc tiến xuất khẩu và phát triển thị trường cho doanh nghiệp, sản phẩm mang thương hiệu gạo VN...

 

An Nhi (T/H)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo