Giúp con đối diện với sai lầm
Trên trang Howstuffworks.com, nhà báo Mỹ chuyên viết về các vấn đề gia đình Katie Morton đã đưa ra 6 "gạch đầu dòng", khuyên cha mẹ không quá khắt khe khi đánh giá các sai lầm của con, đồng thời từ đó có thể rút ra những bài học giúp bé đi đến thành công.
Cha mẹ nên giúp con tìm ra trách nhiệm từ những sai lầm - Ảnh: Areavoices.com
1. Xác định đâu thực sự là sai lầm
Trước khi xử lý những sai lầm, chúng ta cần giúp bé xác định những gì thực sự là sai lầm. Đầu tiên, bạn nên cùng bé đưa ra những chuẩn mực đạo đức để trẻ có thể cố gắng hành động phù hợp với kỳ vọng mà bé đặt cho mình. Cha mẹ hãy giúp con xác định các giá trị của bé và tạo ra các mục tiêu phù hợp. Khi bé vi phạm kỳ vọng của mình và thực hiện một việc gì đó tệ hơn khả năng của mình, lúc đó bé đã mắc sai lầm. Sai lầm có nghĩa là khi các nguyên tắc bị vi phạm hoặc là khi các mục tiêu bị vô hiệu.
2. Làm người khác hài lòng không giúp bạn chống lỗi
Đôi khi một đứa trẻ có những lựa chọn hoặc làm những điều khiến người khác không thoải mái. Bé sẽ bị coi thường, chỉ trích, hoặc không bao giờ được khen ngợi. Bé thực sự mắc sai lầm, hay chỉ đơn giản là không làm hài lòng người khác? Có thể bé đã làm sai, nhưng đôi khi chúng ta vẫn đánh đồng sai lầm với việc làm người khác không hài lòng.
Hãy nhớ điều này: Không có ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người, và việc được mọi người ủng hộ ý tường và mục tiêu còn quan trọng hơn việc mọi người thích bạn.
Ai cũng muốn làm vui lòng bạn bè và người thân yêu của mình. Tuy nhiên, cố gắng làm tất cả mọi người vui vẻ có thể không giúp bé vui vẻ với chính mình. Khi bạn cố làm hài lòng người khác nhưng lại tổn hại đến mục tiêu và giá trị của bạn, thì đó thường lại là một sai lầm. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người và bạn cũng không nên thế.
3. Sai lầm giúp bé tăng khả năng và sự dũng cảm
Có hai cách để học: từ người khác và từ kinh nghiệm của chính mình. Tất nhiên sẽ rất khôn ngoan nếu học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Nếu chỉ học từ người khác mà không học từ chính những sai lầm của mình, chúng ta đã làm giảm cơ hội sống và học tập của bé. Nếu chúng ta được dạy rằng luôn sống một cách an toàn thì có vẻ như chúng ta chưa bao giờ thực sự sống.
Từ "Sai lầm" thường gợi lên những cảm xúc tồi tệ và đáng sợ về sự xấu hổ hay bối rối. Đôi khi nỗi sợ hãi những cảm giác này có thể làm tê liệt chúng ta và khiến ta mất sự sáng tạo.
Thực ra cảm giác sợ hãi cũng có những lợi ích nhất định. Đôi khi kịch bản tồi tệ nhất cũng là kịch bản tốt nhất: chúng ta học được một cái gì đó và từ đó có thể cải thiện bản thân. Để bé có thể khai thác được hết khả năng của mình, đôi khi bé phải mắc sai lầm.
4. Một số sai lầm không có giá trị cố định
Chúng ta không nhất thiết phải luôn luôn cố gắng sửa chữa những sai lầm hoặc đưa mọi thứ trở lại trạng thái ban đầu. Đôi khi sự sai lầm cuối cùng sẽ dẫn chúng ta đến một hướng đi đúng.
Khi tôi lần đầu tiên sa thải khỏi vị trí giám đốc điều hành, tôi tự hỏi tôi có thể làm những gì khác để giữ lại công việc, hoặc tôi có thể làm gì trong tương lai để ngăn ngừa sự mất việc làm khác. Tôi mất một thời gian để tìm hiểu rằng sai lầm của tôi chính là không quan tâm đủ đến công việc. Từ đó, tôi xác định lại đạo đức, giá trị và mục tiêu của mình. Ngẫm ra, bị sa thải không phải là một sai lầm, mà là một khởi đầu mới với tôi.
Đôi khi chúng ta phạm sai lầm, có thể là chúng ta đã đi lệch hướng mà mình dự định khi bắt đầu. Trong những trường hợp này, chúng ta không nhất thiết phải quay trở lại sửa chữa những điều không phù hợp với chúng ta ở điểm xuất phát. Dạy cho con biết sử dụng thông tin thu được từ những sai lầm là một phương pháp tốt để bé thành công trong tương lai.
5. Một vài sai lầm không thể sửa chữa
Sai lầm có thể sẽ ám ảnh ta nếu người ta yêu thương không tha thứ hoặc khi ta làm tổn hại danh tiếng của mình.
Điều khôn ngoan nhất mà các bé có thể làm ngay khi phát hiện ra mình đã mắc lỗi là sửa đổi, làm việc chăm chỉ để biến sai thành đúng. Đôi khi hành động tốt nhất là bày tỏ sự hối lỗi và sau đó bỏ qua nó. Trong những trường hợp không thể khắc phục, chúng ta cần phải vượt qua, làm lại từ đầu để tạo ra một cái gì đó tốt đẹp hơn, xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn với các quan hệ gắn bó thân thiết khác, hơn là cố chạy theo những người đã mất niềm tin vào chúng ta.
6. Sai lầm cho chúng ta cơ hội hiểu thêm về trách nhiệm
Khi bắt đầu công việc tại CNBC, tôi đã học được một bài học khó khăn về trách nhiệm. Tôi đã làm sai kỹ thuật. Khi sai lầm đã được phát hiện, phản ứng của tôi là đổ lỗi cho nguyên nhân khác bởi tôi cảm thấy không hoàn toàn do lỗi của tôi, đồng thời tôi đã co rúm người vì sợ bị phạt. Tôi đã không biết rằng nếu chịu trách nhiệm đầy đủ, tôi sẽ có cơ hội sửa sạch sai lầm của mình. Thực ra chịu trách nhiệm hấp dẫn hơn rất nhiều so với tìm những lý do tại sao ta không phải chịu trách nhiệm.
Một tiêu chí xác định hạnh phúc chính là chúng ta có thể kiểm soát những suy nghĩ, hành động và thời gian của mình. Thật không may, phương pháp nuôi dạy con cái truyền thống là đưa ra các hình phạt (chứ không phải dạy dỗ trong các tình huống) đã tước đi cảm giác chịu trách nhiệm của con trẻ.
Điều quan trọng nhất mà con cái của chúng ta có thể tìm hiểu về những sai lầm là phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, để từ đó kiểm soát cuộc sống của mình. Mắc sai lầm và biết sửa chữa sẽ giúp ta sống hạnh phúc và can đảm hơn.
Minh Thúy ( Theo vnexpress )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
CLIP: Rắn hổ mang kết liễu "sát thủ" sóc đất và cầy mangut