Gói cam kết thương mại Bali bơm thêm 1 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới
Thỏa thuận này được thông qua trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại đảo Bali, Indoneisia. Trọng tâm của “Gói cam kết thương mại Bali” là một thỏa thuận đơn giản hóa các thủ tục hải quan và đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa. Đây được coi là hiệp ước thương mại đa phương quan trọng nhất được kí kết kể từ khi WTO được thành lập năm 1995.
Gói thương mại này có thể cắt giảm chi phí thương mại thêm 10-15%, theo OECD, nhờ việc giảm bớt các thủ tục giấy tờ và hạn chế những rào cản thương mại giữa các quốc gia. Các quốc gia đang phát triển có thể tiết kiệm khoảng 445 tỷ USD/năm.
Thỏa thuận này cũng tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu hơn bằng việc gia tăng các dòng thương mại, doanh thu, và thúc đẩy đầu tư.
Thỏa thuận Bali cũng cho phép các nước đang phát triển tiếp tục dự trữ lương thực để bán cho người nghèo với giá trợ cấp.
Gói cam kết thương mại Bali được cho là một luồng sinh khí mới của WTO sau nhiều lần thất bại trong việc kí kết thỏa thuận thương mại toàn cầu toàn diện được biết tới với tên gọi “Vòng đàm phán Doha” được khởi động từ năm 2001 và vẫn dậm chân tại chỗ kể từ năm 2008.
Phát biểu trong một bài diễn văn, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh bước tiến quan trọng này và coi thỏa thuận Bali như một “biểu tượng cho sự trẻ hóa của hệ thống thương mại đa phương toàn cầu, hỗ trợ hàng triệu việc làm cho người lao động và đem lại một diễn đàn cho việc thực thi tốt các quyền thương mại của Mỹ”.
Tổng thống Obama cũng cho biết thêm: “Các doanh nghiệp nhỏ sẽ trở thành người hưởng lợi nhiều nhất từ thỏa thuận này do hiện tại họ là những người gặp khó khăn lớn nhất trong việc định vị hệ thống”.
Trước đó, ông Karel de Gucht, Ủy viên thương mại cao cấp của Liên minh châu Âu (EU) đã cảnh báo rằng việc đàm phán Bali thất bại có giáng một đòn chí tử và hệ thống các quy định thương mại toàn cầu.
Ông Roberto Azevedo, tân tổng giám đốc WTO, cho biết: "Những quyết định mà chúng tôi đạt được tại đây là một bước đệm quan trọng trong việc hoàn thành vòng đàm phán Doha”.
Thất vọng về tốc độ chậm trễ trong các thỏa thuận đa phương những năm gần đây, các quốc gia đã đưa ra những ưu tiên lớn hơn cho các thỏa thuận song phương hoặc thỏa thuận khu vực để giảm thiểu những rào cản thương mại. Mỹ và EU sẽ bắt đầu vòng đàm phán thứ ba về Hợp tác Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây Dương tại Washington vào cuối tháng này.
Nhiều quan chức cấp cao đã bay thẳng từ hội nghị thượng đỉnh Bali tới Singapore ngày 7/12 để hoàn thiện các vòng đàm phán cuối cùng trong thỏa thuận Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới, 12 quốc gia bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, đã cùng ngồi và thảo luận các thỏa thuận TPP.
Trong bối cảnh nợ công gia tăng và tăng trưởng yếu ớt, các chính phủ buộc phải tự do hóa thương mại như một cách “miễn phí” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, những nhà vận động cho rằng thỏa thuận TPP và thỏa thuận Bali sẽ chỉ mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn. Trong khi đó, người nghèo hầu như vẫn không nhận được thêm sự bảo hộ nào của chính phủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng