GS Đinh Xuân Lâm một trong “tứ trụ sử Việt” qua đời
GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam xác nhận với Tuổi Trẻ thông tin trên. Theo thông tin từ Đại học quốc gia Hà Nội, nơi GS Đinh Xuân Lâm từng công tác và giữ chức vụ Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận - Hiện đại thì GS Đinh Xuân Lâm sinh ngày 4/2/1925, tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình quan lại yêu nước.
Từ 9 tháng tuổi, ông theo cha mẹ ra sinh sống và trưởng thành ở Thanh Hóa, gắn bó với nơi đây như quê hương thứ hai của mình. Ông học trường Quốc học Huế và tốt nghiệp tú tài toàn phần ban Triết học văn chương.
Sau năm 1954, chàng thanh niên Đinh Xuân Lâm được chuyển thẳng lên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Văn khoa, đồng môn với Phan Huy Lê và Trần Quốc Vượng.
Ba ông Đinh Xuân Lâm, Trần Quốc Vượng và Phan Huy Lê đã đỗ "tam khôi" khóa đó (1956). Cả ba được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Dưới sự dìu dắt của GS Trần Văn Giàu, ông ở lại Bộ môn Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam, góp tên vào nhiều công trình: Lịch sử Việt Nam 1897 - 1914 (1957); Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế (1958); Lịch sử Việt Nam cận đại (1959 - 1961), báo Pháp luật TP. HCM đưa tin.
Ông trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội ngũ những người nghiên cứu lịch sử VN cận đại. Ông được phong hàm phó giáo sư sử học năm 1980 và giáo sư sử học năm 1984.
Năm 1988, GS. Đinh Xuân Lâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân - danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục.
GS Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, 7 đề tài nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách. Gần đây nhất, bộ sách Đại cương lịch sử Việt Nam do ông tham gia chủ biên đã trở thành giáo trình của sinh viên khoa sử các trường đại học và cao đẳng.
Với những đóng góp to lớn đó trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy sử học, GS Đinh Xuân Lâm đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ...Năm 1990, ông nghỉ hưu, nhưng vẫn tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu sử học.
Theo thông tin từ Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử VN: Lễ viếng GS Đinh Xuân Lâm bắt đầu từ 7g30 đến 8h30 ngày 27/1, tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Lễ truy điệu được tổ chức sau đó. Thi hài GS được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
NSND Việt Anh kết hôn với bạn gái 9x?
Lộ ảnh bên trong lễ ăn hỏi của Phương Nhi và Minh Hoàng, 1 chi tiết thể hiện rõ tâm ý nhà vị tỷ phú
Hoa hậu Tiểu Vy gặp sự cố sức khỏe khi về về quê, co giật nằm bất tỉnh khiến nhiều khán giả lo lắng
Màn 'khóa môi' chấn động của Thiều Bảo Trâm với một 'chị đẹp' khiến dân tình rần rần
Dàn diễn viên đình đám từ Bắc vào Nam góp mặt trong "Gala cười 2025"
Hé lộ người đàn ông bên Hòa Minzy 10 năm, nắm nhiều bí mật nhất của nữ ca sĩ