Hãi hùng tục lệ người chết chôn chung ở vùng Tây Nguyên xưa
Nhà H’Mơi mới có một người chết. Trước đó mới khoảng 20 ngày dòng họ này cũng mới có một người qua đời… Theo tục lệ, người trong cùng một nhà, một họ phải được chôn chung. Như vậy là cỏ chưa kịp mọc đã phải đào con ma cũ lên!
Trời mưa tầm tã. Đoàn người bì bõm lội trong mưa. Đến nhà mả, tôi hồi hộp nhìn đám thanh niên bắt tay vào việc. Chỉ mươi phút bới đất, nắp quan tài đã hiện ra trong vũng nước nhoét nhoe… Bởi để chôn chung nên cái hòm xi măng rất lớn. Bốn người gò lưng bẩy mà nó vẫn không nhúc nhích, phải thêm hai người nữa…
“Bụp !” – Yếm khí nổ một tiếng nhẹ và thoát ra như một làn sương mỏng. Những người đứng bên huyệt mộ cùng giật mình té ngửa. Cái xác đã trương lên như một hình nộm bằng cao su. Thế này thì không thể còn chỗ đặt thêm con ma mới, một người bỏ dép đứng lên cái xác trương phềnh và cố sức nhún xuống… Vừa giẫm họ vừa dùng chiếc mũ sắt múc ra từng vốc nước đen kịt. Vừa giẫm vừa múc gần nửa giờ, cuối cùng họ đã “dẹp” được chỗ cho con ma mới…
Các dân tộc ở Tây Nguyên như Ba Na, Jrai vẫn có tục chôn chung. Họ quan niệm làng người sống thế nào thì ở “làng ma” cũng thế - nghĩa là những người cùng mối quan hệ ruột thịt, họ hàng khi chết xuống vẫn qua lại thăm hỏi, giúp đỡ nhau không khác gì trần thế. Muốn vậy khi chết họ phải được nằm chung, nếu không sẽ thành “ma xấu”, bơ vơ không làng mạc, họ hàng… Như vậy, mỗi chiếc quan tài cũng đồng nghĩa là “ngôi nhà chung” của một gia đình hay dòng họ. Để làm một chiếc quan tài đủ đáp ứng “yêu cầu” đó, đồng bào phải chọn những cây gỗ cực lớn
(thường là gỗ sao) dùng rìu khoét rỗng ruột làm phần chính; sau đó sẽ chọn một mảng gỗ khác khoét lõm làm nắp đậy. Công việc khá vất vả và tốn kém, bởi vậy có khi cả dòng họ chung sức lại mới sắm nổi cỗ quan tài. Những năm sau này rừng không còn gỗ lớn, người ta dùng xi măng để đúc… Cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em… sẽ lần lượt “ở chung một nhà” cho đến khi được làm lễ “Pơ thi” ( bỏ mả) sẽ làm quan tài mới…
Chôn chung là một lệ tục nguy hại. Lệ tục này là nguyên nhân của dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy từ sau giải phóng, chính quyền các địa phương tiến hành vận động quyết liệt đồng bào bỏ tục chôn chung. Trải qua một chặng đường không ít cam go, bây giờ đồng bào Tây Nguyên – kể cả vùng sâu, vùng xa gần như đã bỏ hẳn. Xóa tục chôn chung – có thể nói là một trong những đổi thay có ý nghĩa nhất trong cuộc sống mới của đồng bào dân tộc…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật phía sau số tiền tỷ phú Mỹ yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng bồi thường, mục đích thật sự được vén màn
Đàm Vĩnh Hưng vội vã rút đơn kiện tỷ phú Mỹ vì không muốn bị công khai ‘bí mật đặc biệt’ này?
Đàm Vĩnh Hưng có động thái bất ngờ giữa lúc bị vợ chồng Bích Tuyền công khai tin nhắn ‘xin tiền’
Gia đình hiếm hoi bậc nhất điện ảnh Việt: 3 NSND, 1 NSƯT, danh tiếng lẫy lừng
Thương Tín phải chấp nhận những điều này khi bệnh tật
Lý Nhã Kỳ: Kiêu sa, lộng lẫy trong đêm Giáng sinh