CPTPP sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12
New Zealand vừa phê chuẩn giúp hiệp định bắt đầu quy trình 60 ngày trước khi chính thức có hiệu lực.
Tham gia CPTPP, thu nhập của người lao động Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào? / Vì sao con đường trở lại với CPTPP của Mỹ sẽ khó khăn?
Theo Reuters ngày 31/10, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12 sau khi đáp ứng điều kiện có ít nhất 6 thành viên hoàn tất việc phê chuẩn trong nước.
Hiệp định giữa 11 quốc gia có tăng trưởng kinh tế nổi bật ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã được 5 nước phê chuẩn, gồm Úc, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore. Đến ngày 30/10, New Zealand vừa trở thành nước thứ 6 chính thức hoàn tất quy trình này.
Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu New Zealand David Parker ký thỏa thuận.
“Điều này sẽ khởi động quá trình 60 ngày đếm ngược trước khi thỏa thuận có hiệu lực và áp dụng thỏa thuận cắt giảm thuế trong giai đoạn 1”, theo Bộ trưởng Thương mại và Xuất khẩu New Zealand David Parker.
New Zealand cũng sẽ chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ chính thức của khối như nhận và phát thông báo của các nước thành viên.
Thỏa thuận ban đầu có tên là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 thành viên, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận vào năm ngoái với lý do ưu tiên bảo vệ việc làm cho người dân nước này.
Các thành viên còn lại đã đàm phán thỏa thuận sửa đổi vào tháng 1 và đặt tên mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Úc cho biết thỏa thuận sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu, dự kiến đạt 52 tỉ AUD (858.000 tỉ đồng) trong năm nay dù miền đông nước này chịu hạn nặng.
Trong khi đó, Việt Nam cũng sẽ trình Quốc hội phê chuẩn CPTPP trong phiên họp tháng 11 tới.
Theo Thanh niên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo